31/03/2021, 15:28

Bài văn phân tích "Người cầm quyền khôi phục uy quyền" số 10 - 10 Bài văn phân tích đoạn trích "Người cầm quyền khôi phục uy quyền" của V.Huy-gô

Đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” được trích từ tiểu thuyết “Những người khốn khổ” của Victor Hugo. Tác phẩm Tập trung phê phán sự tàn ác vô nhân đạo đồng thời bày tỏ sự xót thương đối với những người có hoàn cảnh khốn khổ. Nhà văn Victor Hugo giá chứng kiến nhiều ...

Đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” được trích từ tiểu thuyết “Những người khốn khổ” của Victor Hugo. Tác phẩm Tập trung phê phán sự tàn ác vô nhân đạo đồng thời bày tỏ sự xót thương đối với những người có hoàn cảnh khốn khổ.


Nhà văn Victor Hugo giá chứng kiến nhiều biến động lớn lao của nước Pháp trong thế kỷ XIX. Những tác phẩm của ông đều thấm nhuần tinh thần nhân đạo chủ nghĩa. “Những người khốn khổ” được xuất bản năm 1862 nhưng được hình thành thai nghén từ năm 1823. Trong những bước thăng trầm của lịch sử Pháp đã tác động đến tư tưởng cũng như nguồn cảm hứng để nhà văn viết nên bộ tiểu thuyết này. Tiểu thuyết đã gợi lên lòng thương xót vô hạn đối với những người khốn cùng trong xã hội và cố gắng mở ra con đường cũng như là lối thoát cho số phận của họ. Những người khốn cùng ấy đó là Giăng-van-giăng, là Phăng-tin…


Trong đó nhân vật chính là Giăng-van-giăng một người thợ làm vườn nghèo khổ vì lấy cắp chiếc bánh mì để nuôi đàn cháu mồ côi nên đã bị bắt và kết tội 19 năm tù. Sau khi ông ra tù thì được cảm hóa bởi giám mục và ông đã trở thành người tốt sau đó trở nên giàu có và thành thị trường của một thành phố nhỏ. Dù ông đã thay đổi thành người tốt nhưng vẫn bị thanh tra mật thám nghi ngờ và lúc này ông gặp Phăng-tin một người phụ nữ xinh đẹp nhưng bất hạnh phải chăm sóc đứa con của mình. Sau đó là câu chuyện của giăng-văn-giăng khi cứu giúp Cô-dét cũng như người yêu của Cô-dét.


Đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” chính là đoạn phản ánh sự đối lập giữa cái thiện và cái ác giữa cường quyền và nạn nhân của nó. Nhà văn đã phê phán cường quyền khơi dậy ở mọi người sự đồng cảm với những số phận khốn khổ. Như chúng ta đã biết thì Victor Hugo là một nhà văn lãng mạn với tư tưởng nhân đạo tốt đẹp. điều đó được thể hiện thông qua nhân vật Giăng-van-giăng. Vốn mọi người nghĩ rằng người cầm quyền ở đây là Gia-ve, viên thanh tra mật thám luôn nghi ngờ giăng-van-giăng vốn là người tù khổ sai nay đã đổi tên họ thành Ma-đơ-len. Nhưng thực chất người cầm quyền và được khôi phục uy quyền lại chính là thị trường Ma-đơ-len.


Mỗi nhân vật đều được tác giả chăm chút xây dựng trong đó tiêu biểu là dùng nghệ thuật phóng đại tương phản. Gia-ve chính là nhân vật tiêu biểu cho hạng người độc ác, Giăng-van-giăng thì hoàn toàn đối lập với Gia-ve là một vị cứu tinh nhân đức, tiêu biểu cho cái thiện. Ấn tượng đầu tiên đó chính là tiếng thét, sự hống hách, đắc thắng của một kẻ tiểu nhân muốn ra oai với người khác. Hắn được tác giả miêu tả giống như một con ác thú sắp vồ mồi. Trong lời văn ấy có sự khinh bỉ và căm ghét của nhà văn được bộc lộ một cách rõ ràng. Sự tàn độc của hắn còn được thể hiện qua việc hắn đối xử với người bệnh khi Phăng-tin đang hấp hối thì hắn quát tháo ầm ĩ và láo xược ra lệnh cho thị trưởng.


Tác giả đã sử dụng những hình ảnh, những chi tiết để khắc họa sự dối lập giữa hai nhân vật qua đó phản ánh được giá trị của tác phẩm. Mặc ù sống trong hoàn cảnh khốn khổ nhưng lại làm nổi bật lên tình thương của Giăng-van-giăng. Trong không gian tối tăm của những mảnh đời bị rơi vào tình trạng khổ đau đã sáng lên những tâm hồn trong trẻo luôn biết yêu thương, làm nên những kì tích giúp đỡ mọi người xung quanh. Đặc biệt trong xã hội luôn chứa những bất công, bất hạnh tác phẩm đã phản ánh tấm gương của đời sống tinh thần trong cái xấu xa, trong sự tuyệt vọng thì sự mạnh mẽ của tâm hồn con người đã cho mọi người đủ để thấu hiểu và cảm thông cho sự khốn khổ, bất hạnh của họ.


Đoạn trích còn là phần tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của tác giả. Các biện pháp so sánh, đối lập kết hợp với cách tổ chức các tình tiết đã khắc họa thành công hình tượng trung tâm của tác phẩm. Không khi trong tác phẩm ở những giây phút cao trào đó là không khí thiêng liêng, lãng mạn. Nhà văn đã sử dụng cách kể thể hiện rõ ràng tình cảm cũng như thái độ đối với các nhân vật mà ông khắc họa.


Qua tác phẩm “Những người khốn khổ” nói chung hay riêng đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” đã cho ta thấy được tinh thần nhân đạo thông qua tình yêu thương bao la của Victor Hugo đối với những người nghèo khổ và sự căm ghét đối với những kẻ vốn đại diện cho công lý, cho pháp luật nhưng lại thiếu tình người. Tác phẩm đến nay vẫn nhận được sự yêu thích và trân trọng của nhiều độc giả trên thế giới.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trịnh Ngọc Trinh

226 chủ đề

43560 bài viết

Cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
0