31/03/2021, 15:34

Bài văn phân tích hình tượng nhân vật khách số 2 - 8 Bài văn phân tích hình tượng nhân vật khách trong "Phú sông Bạch Đằng" của Trương Hán Siêu

Trương Hán Siêu là một người có tính tình cương trực, học vấn uyên tâm, được các vua Trần tin cậy và tin dùng. Ông là một trong những danh sĩ nổi tiếng nhất đời Trần, nhưng số lượng tác phẩm để lại không nhiều. Nổi bật nhất là Bạch Đằng giang phú, với hình tượng nhân vật “khách” để ...

Trương Hán Siêu là một người có tính tình cương trực, học vấn uyên tâm, được các vua Trần tin cậy và tin dùng. Ông là một trong những danh sĩ nổi tiếng nhất đời Trần, nhưng số lượng tác phẩm để lại không nhiều. Nổi bật nhất là Bạch Đằng giang phú, với hình tượng nhân vật “khách” để lại nhiều dư âm, ấn tượng trong lòng bạn đọc. Nhân vật “khách” có thú du ngoạn bốn phương, tâm hồn tự do, phóng khoáng :


Giương buồm giong gió chơi vơi

Lướt bể chơi trăng mải miết ….


Các địa danh được liệt kê liên tiếp: Nguyên Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô,… đây đều là những địa danh của Trung Quốc, thắng cảnh đẹp đẽ mà ai cũng mong muốn, mơ ước được một lần đặt chân đến. Nhân vật “khách” mượn những địa danh này để nói lên niềm đam mê, sở thích du ngoạn bốn phương của mình. Cách ông dùng từ đối lập: sớm – tối đã thể hiện rõ sở thích ngao du thiên hạ của bản thân. Qua sở thích đó còn thể hiện khát vọng tìm đến những vùng đất mới để khám phá và tìm hiểu văn hóa, lịch sử. Mặc dù nhân vật khách đã được đi nhiều nơi nhưng Mà tráng trí bốn phương vẫn còn tha thiết. Đằng sau đó, ta còn thấy nguyện vọng, mong muốn thật sự của nhân vật “khách” khi đi du ngoạn non sông là muốn học theo Tử Trường ngao du mọi nơi để tìm hiểu về lịch sử dân tộc.


Dưới con mắt của nhân vật “khách” bức tranh Bạch Đằng hiện lên vô cùng sống động. Cảnh sông nước Bạch Đằng bao la, bát ngát, hùng vĩ với bầu trời xanh ngắt: Bát ngát sóng kình muôn dặm/ Thướt tha đuôi trĩ một màu/ Nước trời một sắc, phong cảnh ba thu. Nhưng bên cạnh đó còn là bức tranh ảm đạm, thê lương, hiu hắt với dấu vết của chiến tích xưa còn để lại: Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu/ Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô. Hai bên bờ hun hút chỉ có bờ lau nối tiếp bến lách. Hai từ láy cộng nghĩa, bổ trợ cho nhau để làm rõ sự hoang vu, vắng vẻ của không gian. Nhìn sông mà khiến nhân vật khách liên tưởng đáy sông đầy vũ khí bỏ lại sau những trận chiến, nhìn gò mà liên tưởng tới nấm mồ của bao nhiêu người đã bỏ mạng ở nơi đây. Câu thơ gợi nhắc ta nhớ đến bài Bạch Đằng hải khẩu của Nguyễn Trãi :


Ngạc đoạn kình khoa sơn khúc khúc

Qua trầm tích chiến ngạn tằng tằng


Cả hai tác phẩm đều nhấn mạnh vào cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên vĩ đại của dân tộc ta với khung cảnh hiu quạnh, hoang vắng. Qua đó còn thể hiện niềm cảm thương với những người đã mất ở nơi đây. Đứng trước không gian đó, nhân vật “khách” choáng ngợp, hạnh phúc, thỏa mãn khi được ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đất nước. Nhân vật “khách” đã sử dụng những từ ngữ, hình ảnh đẹp nhất để miêu tả lại khung cảnh mình đang chìm đắm ngắm nhìn để rồi cảm thấy ngỡ ngàng nhận ra đằng sau vẻ đẹp hùng vĩ và thơ mộng ấy, sông Bạch Đằng con ghi dấu những chiến tích đã qua. Đoạn thơ đánh dấu sự chuyển đổi cảm xúc mạnh mẽ của nhân vật khách: Từ một người háo hức, say mê, có tâm hồn phóng khoáng, tự do chuyển sang trầm tư, buồn thương, tiếc nuối: Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu/ Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô. Đằng sau những trạng thái cảm xúc ấy, người đọc hình dung được trọn vẹn chân dung của nhân vật “khách” – hay chính là tác giả - một con người có tâm hồn phóng khoáng, ham thích tìm hiểu lịch sử dân tộc và tình yêu quê hương đất nước.


Hình tượng nhân vật “khách” một lần nữa được tái hiện qua phần cuối tác phẩm, với những lời ngợi ca hô ứng với lời ca ngợi của các bô lão. Nhân vật khách đã cụ thể hóa chân lí của các bô lão nêu ở trên: Những người bất nghĩa tiêu vong/ Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh. Hai vị anh hùng được nhắc chính là Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông sẽ lưu danh muôn thuở, tiếng thơm lưu truyền mãi muôn đời. Không chỉ vậy ông còn ca ngợi dòng sông Bạch Đằng ghi dấu những chiến công anh hùng suốt chiều dài lịch sử đất nước. Mượn ý trong câu thơ Đỗ Phủ “Tịnh tẩy giáp binh trường bất dục” (rửa sạch vũ khí mãi mãi không dùng đến), thể hiện mong muốn có cuộc sống hòa bình độc lập. Đây cũng chính là mục đích của những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Đặc biệt ông đề cao yếu tố con người, nhất là sự nhân đức: Giặc tan muôn thuở thanh bình/ Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao. Chiến thắng ta giành được không chỉ ở lực lượng hùng mạnh mà yếu tố quyết định làm nên chiến thắng là nhân đức của con người. Câu thơ đã cho thấy giá trị nhân văn sâu sắc của tác phẩm.


Bằng lớp ngôn từ hào sảng, giọng điệu biến đổi linh hoạt, nhân vật khách hiện lên là một người có lòng yêu quê hương đất nước tha thiết, không chỉ vậy ông còn là người có niềm đam mê tìm tòi, mở rộng hiểu biết của bản thân. Ngoài ra, những vần thơ cuối cùng của bài còn cho thấy tầm nhìn xa trộng rộng, tấm lòng nhân văn sâu sắc của nhân vật trữ tình.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

nhi nguyen

238 chủ đề

2591 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0