31/03/2021, 15:35

Bài văn phân tích hình tượng nhân vật bé Liên trong Hai chị em của Thạch Lam (số 6) - 10 Bài văn phân tích hình tượng bé Liên trong Hai Chị Em của nhà văn Thạch Lam hay nhất

Thạch Lam là một cây bút thiên về tình cảm , ghi lại cảm xúc của mình trước số phận hẩm hiu của những người nghèo, những người có cuộc sống vất vả , thầm lặng chịu đựng và giàu lòng hi sinh. Những nhân vật trong truyện mang dáng dấp của tâm hồn nhạy cảm của ông, cũng như điểm nhìn ...

Thạch Lam là một cây bút thiên về tình cảm , ghi lại cảm xúc của mình trước số phận hẩm hiu của những người nghèo, những người có cuộc sống vất vả , thầm lặng chịu đựng và giàu lòng hi sinh. Những nhân vật trong truyện mang dáng dấp của tâm hồn nhạy cảm của ông, cũng như điểm nhìn của tác giả. Nhân vật Liên trong truyện ngắn " Hai đứa trẻ" là một trong số những nhân vật điển hình của ngòi bút Thạch Lam. Sự nhạy cảm ,sự chuyển biến tâm trạng nhân vật Liên gợi ra nhiều nét tâm trạng của một cô gái mới lớn. Những nét tính cách của Liên được bộc lộ qua những chi tiết nhỏ nhặt trong truyện ngắn, hay chính là những sự thay đổi trong tâm tư tình cảm của tác giả.


Tâm trạng nhân vật Liên trong tác phẩm được thể hiện qua nhiều giai đoạn, nhưng có lẽ tâm hồn của một cô gái sẽ có sự nhạy cảm hơn khi cảnh chiều tà và ngày tàn buông xuống. Với một cô gái trẻ đầy suy tư những đường nét, âm thanh và màu sắc của chiều xuống càng khiến cho tâm trạng cô thêm lâng lâng khó tả. Buổi chiều ấy bắt nguồn từ những âm thanh quen thuộc,tiếng trống thu không vưng ra từng tiếng,gọi buổi chiều về, hình ảnh của những đám mây hồng ở cuối trời do ánh mặt trời hắt lên. Dưới con mắt của một cô gái, hình ảnh hoàng hôn thật khác. Trên nền áng mây ấy những ngọn tre cao vút như in hình và cắt hình rõ rệt trên nền trời. Trong gian hàng đơn sơ chỉ có mấy thức hàng đơn giản âm thanh của tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng, đến cả tiếng của những con muối vo ve, mà Liên cũng cảm nhận được. Chứng tỏ rằng không gian bây giờ rất yên tĩnh, ngoài Liên ra, không khí thật chìm vào buổi hoàng hôn,người ta thấy được sự chuyển đổi đó khi nhắc tới những âm thanh những dấu hiệu quen thuộc của một buổi chiều tà. Trước sự thay đổi của đất trời, cộng với mùi hơi đất bốc lên hay chính mùi đất mà chính phố huyện này mới có, nghĩ rồi Liên lại có một nỗi buồn man mác, có lẽ là do suy nghĩ của Liên về cuộc sống nơi đây , nghèo nàn, cái phố huyện tàn tạ. Những nét vẽ của đồng quê, với hình ảnh quen thuộc nhưng những âm thanh và cả buổi chiều êm như nhung đó,dưới con mắt của một cô gái nó lại trở thành cái cớ cho sự buồn lâng lâng không rõ vì sao.


Tâm trạng nhân vật Liên - một cô gái 9 tuổi còn được thể hiện qua cái nhìn của cô trong bức tranh thiên nhiên và con người khi chợ tàn. Xuất hiện giữa cảnh chợ tàn là hình ảnh của những người bán hàng vẫn đang nán lại dù đã vãn chợ từ lâu,mấy đứa trẻ con thì nhặt nhạnh những thứ còn sót lại, đó chỉ là những thanh tre thanh nứa thôi, nhưng chúng cũng tỏ ra mải mê với công việc. Hình ảnh những rác rưởi vỏ cùng với những gì xuất hiện trong đầu một cô gái khiến cho cô buồn. Buồn không chỉ là do cô cảm thấy cuộc sống của cả những người ở đây đều nghèo khổ như cô mà còn chính cô cũng buồn vì không thể giúp được gì cho họ, kể cả những đứa trẻ. Một vài chi tiết nhỏ nhặt vậy nhưng lại nói lên được nhiều điều, tâm sự của một cô gái. Điều này còn cho thấy Liên là một người giàu lòng trắc ẩn.


Đêm xuống hình ảnh của cuộc sống cũng nhanh chóng chìm vào bóng tối, khiến cho Liên buồn hơn nhưng có lẽ nỗi buồn đó đã quá quen thuộc đối với cô. Hình ảnh của phố huyện chìm vào bóng tối, cách tác giả lấy ánh sáng để miêu tả bóng tối thật đặc sắc.Khi chợ tàn đi đêm bắt đầu buông xuống,Liên mở gian hàng mà cứ ngồi trên chõng tre ngắm ngía nơi ở của mình. Tất cả những hoạt động đều được Liên quan sát bằng một tình cảm yêu thương cái vùng quê hương của bản thân mình. Đó là hình ảnh ánh sáng và bóng tối quen thuộc nơi đây. Liên mơ màng ngồi trên chiếc chõng mà ngắm cảnh tượng ấy, dường như Liên đã đưa mắt đi khắp nơi để tìm kiếm những nguồn sáng trên không gian phố huyện: đó là những hột sáng, những khe ánh sáng từ ngọn đèn, phên nứa khiến cho cát cũng hiện lên lóng lánh như những hạt vàng. Đó còn là ánh sáng của hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh thế nhưng không xua được bóng tối của màn đêm. Khi đêm đến cả phố huyện chìm trong một màn đêm không đáy. Và có lẽ Liên cảm nhận được, trong cô vẫn là một cảm giác mơ hồ buồn.


Hình ảnh của mẹ con chị Tí với gánh hàng nước vẫn mở, ban ngày mẹ con chị mò cua bắt tép đêm đến mẹ con chị lại mở quán nước để kiếm thêm. Bên cạnh đó là gia đình nhà bác Sẩm với hình ảnh manh chiếu rách và hình ảnh đàn bầu, đứa con bò ra nghịch cát, bác chưa hát vì chưa có ai nghe. Còn bác Siêu thì lật đật với gánh hàng phở để đi cũng đi đến. Trong Liên cảm nhận được tất cả sự cố gắng của tất cả mọi người vì cuộc sống mưu sinh. Đặc biệt tình cảm và yêu thương trắc ẩn của Liên thể hiện tình thương với bà cụ Thi điên. Ngày nào bà cũng đến quan mua rượu uống rồi lại lảo đảo bước ra cười khanh khách. Liên rót đầy rượu cho bà cụ, không nói gì về hành động hay nhận xét gì về cụ nhiều nhưng qua cách kể , Liên cũng bộc lộ sự yêu thương qua cách Liên nghĩ tới nhân vật này.


Thêm một chút gia vị cho tâm hồn liên, hình ảnh con Tàu đêm đến sẽ khiến cho những con người nơi đây kiếm thêm chút gì đó, và Liên cũng thế. Chị em Liên cũng thao thức chờ cho đến khi tàu tới mới thôi. Và cũng chính con tàu là nguồn sáng đưa hai chị em sống về những kí ức thời còn sung sướng, được đi chơi và uống những thức uống xanh đỏ. An đã ngủ rồi, Liên cứ ngồi trên chõng mong đợi thao thức.


Khi tàu đến vừa bừng sáng phố huyện nghèo vừa mang đến những nét vui trên gương mặt của những người nơi đây, khi họ mong tàu như mong một tương lai tươi sáng hơn còn chị em Liên đặc biệt là Liên, cô không muốn quên đi một quá khứ đẹp đẽ ngày nào. Liên đang tìm đến những niềm vui trong quá khứ để bù đắp cho những khó khăn hiện tại của gia đình. Đối với Liên mà nói con tàu là miền kí ức tuổi thơ trở về chính vì thế mà cô luôn trân trọng và muốn nhìn thấy nó qua hình ảnh đoàn tàu. Ánh mắt của Liên tập trung vào ánh sáng của tàu, ánh sáng đó như mở ra bao nhiêu kí ức kỉ niệm, cũng là niềm khát khao của cô khi muốn theo những ánh sáng đó tìm kiếm những điều đẹp đẽ nơi xa xôi mà ngay ở nơi phố huyện nghèo này sẽ rất lâu nữa mới có được. Khung cảnh khi ánh mắt Liên nhìn cho tới khi ánh sáng đó chỉ còn một chút le lói nữa mới thôi cũng cho ta càng hiểu thêm điều đó. Dù không bán được gì, hay cô không mong chờ gì nhiều khi hành khách trên tàu có thể xuống và mua nhiều


Chỉ là một cô gái nhỏ nhưng tâm hồn của cô chẳng khác gì một thiếu nữ trưởng thành, cùng với đó là sự nhạy cảm, giàu lòng trắc ẩn mà không phải ai cũng có. Sự yêu thương cảm thông và cả những ước mơ lẫn kí ức đẹp đẽ đa tạo nên một hình ảnh rất đặc biệt, qua đây cũng thể hiện tâm hồn của chính tác giả Thạch Lam. Khi miêu tả tâm trạng nhân vật Liên, Thạch Lam muốn thể hiện được sự nghèo khổ hiện thực chua xót ấy nhưng vẫn mang những nét thi vị của chốn bùn lầy nước đọng và cũng là sự cảm thông sâu sắc đối với những nhân vật nhỏ bé của mình.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Hồng Quyên

225 chủ đề

2179 bài viết

Cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
0