31/03/2021, 15:29

Bài văn phân tích đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" số 8 - 10 Bài văn phân tích đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" trong "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố

Ngô Tất Tố là một nhà văn hiện thực trước Cách mạng tháng tám, nhiều tác phẩm của ông nhằm có giá trị tố cáo sâu sắc chúng ta đã thấy được những hình ảnh đó qua những nhân vật nổi bật trong tác phẩm “Tức nước vỡ bờ.” Những đề tài tiêu biểu mà Ngô Tất Tố thể hiện qua những tác ...

Ngô Tất Tố là một nhà văn hiện thực trước Cách mạng tháng tám, nhiều tác phẩm của ông nhằm có giá trị tố cáo sâu sắc chúng ta đã thấy được những hình ảnh đó qua những nhân vật nổi bật trong tác phẩm “Tức nước vỡ bờ.”


Những đề tài tiêu biểu mà Ngô Tất Tố thể hiện qua những tác phẩm của mình đó là sự nghèo khổ của những người nông dân, họ bị bần cùng hóa và lâm vào một con đường khó khăn, họ bị xã hội trà đạp, bị cái đói bao vây. Nhưng nhân dân đói khổ đó một phần là do chiến tranh gây ra một phần là do những thế lực cầm quyền tàn ác đã bòn rút hết những của cải của nhân dân, chúng ta đã thấy trong “Tức nước vỡ bỡ” hình ảnh người nông dân nghèo khổ luôn bị áp bức bóc lột, bị nộp sưu cao thuế nặng đã làm cho mỗi người đều cảm thấy phẫn uất trước những hiện tượng đó. Học phải chịu cảnh “một cổ hai tròng” khi vừa chịu những ách bóc lột của những kẻ tàn dư còn sót lại, vừa những kẻ đi theo thực dân Pháp bán đứng Tổ Quốc.


Trong đoạn trích, ông thành công trong việc xây dựng hình tượng người phụ nữ trong xã hội đương thời thông qua nhân vật chị Dậu. Và ông rất sắc xảo khi gây dựng những tình tiết trong truyện xoay quanh nhân vật chị Dậu, đã làm sáng lên phẩm chất của người nông dân dù bị đọa đầy. Nhà văn miêu tả chân thực và cảm động về số phận tủi cực của người nông dân bị áp bức, bóc lột, bị dồn đến bước đường cùng. Nhà văn chân thành ca ngợi phẩm chất đáng quý của họ trong hoàn cảnh sống tối tăm, ngột ngạt. Gia đình chị Dậu thuộc loại cùng nhất hạng cùng đinh đang lâm vào tình cảnh bức bách của sưu thuế. Chồng ốm đau lại bị đánh đập khổ sở, chị Dậu một thân một mình chạy vạy ngược xuôi để lo suất Sưu cho anh Dậu. Nếu bị chúng đánh trói lần nữa thì mạng sống của anh khó mà giữ được. Vấn đề quan trọng nhất đối với chị Dậu giờ đây là làm sao bảo vệ được chồng trong tình thế nguy ngập này.


Đoạn trích tiếp nối câu chuyện trên. Vụ thuế đang là thời điểm tốt nhất để hắn bộc lộ tính chuyên nghiệp trong hành nghề cướp bóc, hà hiếp người khác. Chỉ là một tên tay sai mạt hạng nhưng những gì hắn làm, nói đều thể hiện rõ là bộ mặt của “nhà nước” phi nhân tính, nhân quyền bấy giờ. Hắn “sầm sập tiến vào”, “trợn ngược hai mắt”, “đùng đùng cai lệ giật phắt cái thừng”, “bịch luôn vào ngực chị Dậu. Thoạt đầu, chúng định lôi anh Dậu đi nhưng không hành hung mà chúng lại chửi bới mỉa mai đến nỗi chị Dậu vẫn van xin "cháu xin ông" để khất hạn nộp sưu nhưng rồi chúng sấn đến đánh chị”, “sấn đến để trói anh Dậu”, “tát vào mặt chị một cái bốp”…. hành động của hắn như một con thú dữ, bản tính của hắn đâu phải là người. Lúc này đã chạm đến giới hạn cuối cùng, tính cách của "người đàn bà lực điền" ấy mới bộc lộ một cách mạnh mẽ và cứng cỏi hơn. Vậy nên người ta mới nói có áp bức bất công thì ắt hẳn có sự đấu tranh.


Chị Dậu đang đứng lên để bảo vệ gia đình và cuộc sống của mình. Chị liều mạng chống cự lại những cú đấm thô bạo bằng những lí lẽ sắc bén:" Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!" Không còn xưng hô tôn trọng với những kẻ độc ác và bạo tàn. Chị đứng lên ngang hàng với những kẻ bạo tàn để đấu tranh. Một hành động phản kháng rất mạnh mẽ, chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi đầu ra cửa " Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất… Còn tên người nhà lí trưởng hung hăng kết cục cũng bị chị Dậu túm tóc; lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm”. Tuy vậy, hành động của chị Dậu chỉ là một cá nhân chứ chưa phải là cả xã hội cùng đấu tranh để giải phóng giai cấp. Có lẽ theo quy luật, càng nhiều áp bức thì sẽ càng xuất hiện đấu tranh. tên cai lệ vô danh đó là hiện thân đầy đủ nhất của cái guồng máy “nhà nước” bất nhân lúc bấy giờ. Tuy chỉ xuất hiện trong một đoạn văn ngắn nhưng nhân vật cai lệ được ngòi bút tả thực của tác giả khắc họa nổi bật, có giá trị khái quát cao.


Bằng tài năng nghệ thuật, cách xưng hô chọn lọc phù hợp cùng với nghệ thuật miêu tả tâm lí sắc sảo, Ngô Tất Tố đã truyền cho người đọc tình yêu thương, sự đồng cảm với nhân vật chị Dậu cũng như người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trần Bảo Ngọc

227 chủ đề

44292 bài viết

Cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
0