31/03/2021, 15:34

Bài văn phân tích bài thơ "Nhớ đồng" của Tố Hữu số 7 - 10 Bài văn phân tích bài thơ "Nhớ đồng" của Tố Hữu hay nhất

Bài Nhớ đồng được sáng tác khi nhà thơ đang bị giam trong nhà lao Thừa Phú (Huế). Cả bài thơ là tâm tư của người tù – chiến sĩ vốn gắn bó thiết tha với thiên nhiên, cuộc sống và con người quê hương xứ sở. Trong những buổi “trưa hiu quạnh” của cuộc sống mất tự do sau cửa khám, nỗi ...

Bài Nhớ đồng được sáng tác khi nhà thơ đang bị giam trong nhà lao Thừa Phú (Huế). Cả bài thơ là tâm tư của người tù – chiến sĩ vốn gắn bó thiết tha với thiên nhiên, cuộc sống và con người quê hương xứ sở.


Trong những buổi “trưa hiu quạnh” của cuộc sống mất tự do sau cửa khám, nỗi Nhớ đồng trong lòng người tù – nhà thơ dâng lên từ một âm thanh quen thuộc – tiếng hò – vọng vào nhà tù. Thế là bao nhiêu kí ức về đồng quê hương cùng lúc hiện về trong tâm tưởng. Điệp khúc:


– Gì sâu bằng những trưa thương nhớ

Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!

– Gì đâu bằng những trưa hiu quạnh

Ôi ruộng đồng quê hương thương nhớ ơi!


được lặp lại nhiều lần nhấn mạnh nỗi buồn thấm thía, da diết, khắc khoải trong tâm can con người. Hình ảnh đồng quê, làng xóm, con người,… dần dần hiện lên trong trí nhớ người chiến sĩ vốn gắn bó sâu nặng với quê hương đất nước.


Những hình ảnh, âm thanh, màu sắc, mùi vị của cuộc sống dân dã nơi đồng quê cùng òa ập, hiển hiện: gió cồn thơm đất nhà mùi, ruồng tre (rặng tre) mát, ô mạ xanh mơn mởn, nương khoai, xóm nhà tranh, lúa mềm xao xác, tiếng xe lùa nước, giọng hò đưa hố,... Ở trong tù, nhà thơ vẫn gắn bó thiết tha với đời sống.


Trong nỗi nhớ niềm thương, con người và cảnh vật quê hương càng trở nên sống động, gần gũi đến lạ lùng. Nỗi Nhớ đồng quê da diết nhất chính là nỗi nhớ những người nông dân quê cần cù, chất phác hiền như đất, rất thật thà quen dãi nắng dầm mưa. Trong kí ức và tâm hồn nhà thơ, những người dân quê đáng yêu đáng quý ấy chính là những người làm chủ đất đai, làm nên mùa màng, làm nên sự sống – niềm hi vọng âm thầm, bền bỉ mà bất diệt của đồng quê:


Đâu những lưng cong xuống luống cày

Mà bùn hi vọng nức hương ngây

Và đâu hết những bàn tay ấy

Vãi giống tung trời những sớm mai?


Đoạn thơ như chạm khắc vào trời đất một bức tượng khỏe khắn – bức chân dung người lao động, tạo nên một vẻ đẹp trưởng cữu của những công việc lao động đem lại giá trị của sự sống, hi vọng vào tương lai.


Điệp từ đâu những, đâu rồi, thương nhớ ơi,... làm nỗi nhớ càng thêm sâu sắc, khắc khoải. “Nhớ đồng” là nhớ rất cả những gì làm nên cuộc sống ngoài nhà tù, mà giờ đây, người chiến sĩ đang trong hoàn cảnh phải cách biệt với tất cả. Cảm giác nhớ da diết, buồn não lòng là cảm giác, nỗi buồn rất thật.


– Phần sau của bài thơ tạo ra một bước chuyển trong mạch tâm tư của tác giả. Sau thoáng buồn nhớ da diết, người chiến sĩ nhớ lại hình ảnh chính mình của những ngày xưa, cái thời “theo mãi vòng quanh quẩn” để đến với cách mạng, với Đảng như sự thức tỉnh của lí trí không cho phép nhà thơ đắm chìm mãi trong nỗi nhớ thương.


Và thế là nhà thơ lại khao khát tự do, thèm muốn được thoát khỏi chốn lao tù để lại được dấn thân vào trường tranh đấu. Hình ảnh con chim sơn ca “Say đồng hương nắng vui ca hát – Trên chín tầng cao bát ngát trời” mang đậm cảm hứng lãng mạn bay bổng, nó tạo nên sự đối lập cao độ giữa ước mơ và thực tại nghiệt ngã của “cảnh thân tù”.


Tâm tư của người chiến sĩ trong tù được thể hiện khá chân thực và liền mạch: Nỗi nhớ được đánh thức từ “một tiếng hò đưa hố não nùng”. Tiếng hò gợi dậy thế giới đồng quê từ cảnh sắc đến những dáng hình quen – từ những người dân quen lao động miệt mài đến những người mẹ già thân thương đơn chiếc. Rồi nhớ về những ngày còn tự do; cuối cùng trở lại với thực tế “cảnh thân tù” để dặn lòng phải vượt lên hoàn cảnh, kiên trì lẽ sống và tin vào ngày mai.


Cùng với các bài thơ khác trong tập Từ Ấy, Nhớ đồng đem đến cho thơ Việt Nam trước những năm 1945 một “cái tôi” trữ tình cách mạng độc đáo.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trần Bảo Ngọc

227 chủ đề

44292 bài viết

Cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
0