31/03/2021, 15:31

Bài văn phân tích bài thơ "Muốn làm thằng Cuội" của Tản Đà số 8 - 10 Bài văn phân tích bài thơ "Muốn làm thằng Cuội" của Tản Đà hay nhất

Được mệnh danh là dấu gạch nối giữa hai thời đại văn học, thơ Tản Đà phóng túng, ngông nghênh với nội dung nhiều lần khiến độc giả bất ngờ, ngỡ ngàng. Một trong những bài thơ rất nổi tiếng của ông đó là bài thơ: “Muốn làm thằng Cuội”. Ngay từ những câu mở đầu bài thơ, Tản Đà đã ...

Được mệnh danh là dấu gạch nối giữa hai thời đại văn học, thơ Tản Đà phóng túng, ngông nghênh với nội dung nhiều lần khiến độc giả bất ngờ, ngỡ ngàng. Một trong những bài thơ rất nổi tiếng của ông đó là bài thơ: “Muốn làm thằng Cuội”.


Ngay từ những câu mở đầu bài thơ, Tản Đà đã làm cho độc giả phải thích thú:


Đêm thu buồn lắm! Chị Hằng ơi!

Trần thế em nay chán nửa rồi.


Hai câu thơ hiện lên với tưởng tượng về một đêm mùa thu với trăng sáng soi xuống trần thế. Nhà thơ trong tư thế ngắm trăng sáng mà liên tưởng tới câu chuyện cổ tích trên cung trăng có chị Hằng mà thốt lên với trăng, với chị Hằng trong hai dấu chấm than nặng trĩu. Cách gọi “chị Hằng” thật thân mật, tự nhiên, gần gũi”.


Nhà thơ như đang tâm sự về cảnh “buồn” của mình đồng thời bộc lộ tâm trạng trước cuộc sống thực tại “chán nửa”. Phải chăng, sống trong một xã hội tù hãm, uất ức, khi mà đất nước mất chủ quyền, con người mất tự do, những kẻ hãnh tiến thì thi nhau ganh đua bỏ mặc vận mệnh giang sơn, ông buồn chán vì phận tài hoa mà lận đận, không đủ sức thay đổi hiện thực bi kịch. Tản Đà bộc lộ ước muốn của mình:


Cung quế đã ai ngồi đó chửa?

Cành đa xin chị nhắc lên chơi.


Phong cách của Tản Đà có thể tóm gọn trong một chữ “ngông” trong một thái độ phóng túng coi thường khuôn phép trói buộc cá tính, ông luôn khiến cho độc giả phải bất ngờ bởi những ý tưởng trong những vần thơ của mình. Ông đã bộc lộ ước muốn của mình qua một câu hỏi rất bất ngờ cùng lời “xin” hết sức tự nhiên, chân thành, xin chị Hằng dùng cành đa để nhấc ông lên cung trăng để ông giống chú Cuội. Và ông đưa ra lí do đó là:


Có bầu, có bạn, can chi tủi,

Cùng gió, cùng mây, thế mới vui.


Tản Đà đã đề nghị kết bạn với chị Hằng, bộc lộ một mong muốn có bạn để bớt tủi, có lẽ dưới trần thế ông đang rất cô đơn, khó mà tìm được tri âm tri kỉ nên chỉ có thể lên chốn cung trăng, chốn mộng tưởng để mong vơi nỗi cô đơn ấy. Điều này còn bộc lộ mong muốn phiêu diêu cùng mây cùng gió trong không gian thơ mộng, rộng lớn, không bị bó buộc. Khi ấy:


Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám.

Tựa nhau trông xuống thế gian, cười.


Vào rằm tháng tám, khi ấy trăng là sáng nhất, tròn nhất, có người cho rằng vào khi ấy, người ta thậm chí có thể nhìn thấy cây đa và chú Cuội ngồi dưới. Tản Đà muốn mình được lên cung trăng sống trong cảnh bồng lai, thoát li hiện thực, tránh xa tất cả hiện thực đen tối âm u lên chốn tiên cảnh vô tư thanh tao rồi để khi nhìn xuống trần gian thì sáng khoái cười lũ người quyền thế phàm phu trang giành, ganh đua nhau, cười sự vô vị, trống rỗng của một thế gian mà ông đã “chán nửa”.


Hơn thế, đây còn là cái cười mãn nguyện khi đã thoát li khỏi trần thế, thoát khỏi hố đen mà ông bất hào sâu sắc bấy lâu. Chữ “cười” được tách ra bởi dấu phẩy chính là để nhấn mạnh ý nghĩa ấy.Với thể thơ thất ngôn bát cú mà không hề khuôn khổ, bài thơ mang đến cho người đọc sự dễ dàng trong việc tiếp cận và hiểu.


Tuy rằng ước muốn làm thằng Cuội có vẻ như hoang đường nhưng Tản Đà cũng giống đa phần các trí thức đương thời, chỉ muốn thoát li khỏi thực tại tù túng, héo hon bởi họ là nhưng người có tài, có chí nhưng chỉ đành bó tay bất lực trước thời cuộc và chỉ biết gửi nỗi chán chường ấy vào thi ca, vào những ước muốn thoát li.


Bài thơ là cái ngông đáng trân trọng của Tản Đà trong một thế cuộc vần xoay đen tối của đất nước. Đọc bài thơ, người đọc có tâm thế thoải mái trong sự tiếp thu tâm tư của tác giả nói riêng và các trí thức đương thời nói chung.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Hồng Quyên

225 chủ đề

2179 bài viết

Cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
0