31/03/2021, 15:31

Bài văn phân tích bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh số 10 - 10 Bài văn phân tích bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh hay nhất

Đất nước dân tộc chúng ta tự hào vì có Bác Hồ, nhà cách mạng lỗi lạc, vị lãnh tụ kiệt xuất. Chúng ta càng tự hào hơn vì Bác Hồ cũng là một nghệ sỹ, một tâm hồn vĩ đại mà gần gũi. Mỗi khi nhớ đến Người, nhắc đến thơ của Người, ta thấy hiện lên một cách rạng rỡ, tự nhiên, tâm hồn, khí ...

Đất nước dân tộc chúng ta tự hào vì có Bác Hồ, nhà cách mạng lỗi lạc, vị lãnh tụ kiệt xuất. Chúng ta càng tự hào hơn vì Bác Hồ cũng là một nghệ sỹ, một tâm hồn vĩ đại mà gần gũi. Mỗi khi nhớ đến Người, nhắc đến thơ của Người, ta thấy hiện lên một cách rạng rỡ, tự nhiên, tâm hồn, khí phách và nhân cách Việt Nam.


“Cảnh khuya” là một trong bài thơ thể hiện rõ khía cạnh tinh tế và sâu sắc về tình cảm của Người đối với đất nước, dân tộc. Bài thơ cũng thể hiện rõ sự hài hòa tuyệt diệu giữa con người chiến sĩ và con người thi sĩ trong thơ Bác:


Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya chưa vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nữa nhà


Yêu thiên nhiên, đó là cũng là một trong những nét chính trong tâm hồn Hồ Chủ Tịch. Bức tranh thiên nhiên mà Bác mô tả trong “ Cảnh khuya” là cảnh núi rừng Việt Bắc vào trong một đêm trăng sáng.


Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa


Bài thơ mở đầu bằng một khoảng không gian nửa hư nửa thực với những nét phác họa đầu tiên còn chan chứa những rung động nhẹ nhàng và lắng đọng. Ai đã từng ở Việt Bắc, nhất là những năm kháng chiến ấy, hẳn sẽ cảm nhận hết sức rõ ràng cái không khí này, “tiếng suối trong”, tính từ “ trong” nhè nhẹ theo sau hai thanh sắc “tiếng suối”, tạo nên cảm giác tinh khiết, mềm mại. “ Trong cũng được dùng để hiện thanh âm trong trẻo, thi vị của tiếng suối, một tiếng suối như “ Tiếng hát xa” .


Biện pháp so sánh này làm bật cái trong trẻo hết sức nhẹ nhàng: Tiếng suối, làm cho âm thanh ấy trở nên vừa xa vừa gần, vừa tạo ra cái “động” vừa khắc họa cái tĩnh lặng, tĩnh mịch thì mới có thể vang vọng tiếng suối ẩn hiện gần xa, nhẹ nhàng và hư ảo dường như một “ tiếng hát xa” vậy.


Từ đây ta có thể thấy Bác đã nghe tiếng suốt không chỉ bằng đôi tai bình thường mà còn đón bắt từng rung động nhỏ hết sức tinh tế của thiên nhiên. Nhưng chỉ “tiếng suối” không giúp ta hình dung ra được “ cảnh khuya” . Với sự hiện diện của ánh trăng sẽ làm những người đang thao thức chợt trào lên những cảm xúc bất tận khó diễn tả. Bằng ngòi bút chấm phá bác đã vẽ nên vẻ đẹp đó bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh và có sức gợi cảm.


“Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Ta như thấy hiện ra trước mắt toàn bộ khung cảnh nên thơ, những cảnh vật đưa ra ở gần hơn “ tiếng suối”. Xa xa lúc này, cây cổ thụ to cao với những tán lá trải rộng như vươn mình ôm trọn những cánh hoa rừng mộc mạc, khiêm nhường…tất cả dương chan hoa với nhau quấn quýt bên nhau dưới ánh trăng bao trùm mặt đất.


Trăng, suối, lá, hoa là những hình ảnh dịu dàng mềm mại, đằm thắm , cổ thụ tượng trưng cho sự mạnh mẽ vững chãi. Những hình ảnh tưởng như tương phải đó lại tạo nên những mối hài hòa tuyệt đẹp của núi rừng. Trong một câu thơ Bác sử dụng hai chữ “lồng” quyện vào nhau gợi cảm giác quấn quýt chan hòa. Âm điệu kỳ diệu của câu thơ khắc đậm nét bút chan hòa của người họa sỹ yêu thiên nhiên .


Câu thơ thứ ba “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ” vừa như sự đúc kết hai câu thơ trên, vừa đưa dẫn người đọc đến câu thơ cuối cùng. Câu thơ thư này được chia làm hai vế rõ ràng “cảnh khuya chưa vẽ” và “ người chưa ngủ” . Vế đầu tiên chính là cảm nghĩ của Bác về phong cảnh hữu tình… “cảnh khuya…như vẽ” . Bằng biện pháp so sánh này bác đã làm nổi bật cái hài hòa của cảnh, của tình trong bức tranh mặc thủy ấy bác đã kín đáo thể hiện nỗi lòng của người chiến sỹ.


“người chưa ngủ” lối diễn tả bình dị mà trong sáng của Bác đã khéo léo kéo hai về lại gần nhau, chuyển cảnh từ vật sang người một cách tự nhiên và giải dị. Lúc này, sự xuất hiện của con người cũng vừa bất ngờ vừa tất yếu. Câu tiếp theo, cũng là câu cuối cùng tràn đầy sức nặng, đáp lời hết sức bất ngờ và giản dị : “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.


Câu kết như kéo người đọc ra khỏi trạng thái lâng lâng ở những câu trên đưa ta trở về với con người chiến sỹ, với hình ảnh người lãnh đạo cách mạng đầy trách nhiệm . Đó là nỗi băn khoăn trăn trở của trái tim vĩ đại trước vận mệnh nước nhà. Câu thơ cuối đã lột tả hết được tâm trạng của bác, cho thấy diễn biến tâm tư của Người.


Bài thơ của Bác hết sức bình dị nhưng đã cho ta thấy tình cảm của Bác đối với thiên nhiên, đối với dân tộc, đất nước và hình ảnh vị lãnh tụ đầy trách nhiệm, thương yêu . Văn thơ của Người bắt nguồn từ chỗ đó và đã trở thành kết tinh khí thế thời đại, của tinh hoa dân tộc của đạo đức cách mạng truyền thống.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Nguyễn Mỹ Hương

187 chủ đề

43907 bài viết

Cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
0