31/03/2021, 15:31

Bài văn cảm nhận về tình bà cháu trong "Bếp lửa" số 7 - 9 Bài văn cảm nhận về tình bà cháu trong tác phẩm "Bếp lửa" của Bằng Việt

Trong số các nhà thơ Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Bằng Việt là một trong những nhà thơ hàng đầu. Khi nhắc đến Bằng Việt, người ta sẽ nhớ ngay đến bài thơ Bếp lửa. Đây là bài thơ được tác giả sáng tác về tình bà cháu trong giai đoạn kháng chiến với những yêu thương ấm ấp. Ở ...

Trong số các nhà thơ Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Bằng Việt là một trong những nhà thơ hàng đầu. Khi nhắc đến Bằng Việt, người ta sẽ nhớ ngay đến bài thơ Bếp lửa. Đây là bài thơ được tác giả sáng tác về tình bà cháu trong giai đoạn kháng chiến với những yêu thương ấm ấp. Ở Bếp lửa, tác giả đã thổi hồn vào thơ về một khoảng hồi ức đẹp đẽ nhất.

Đọc Bếp lửa, ta sẽ thấy đây như là nỗi lòng của người cháu dành cho bà ở những ngày tháng tuổi ấu thơ vất vả, khổ cực. Bếp lửa là hình ảnh vô cùng gần gũi với mỗi gia đình Việt Nam từ xưa đến nay, và có sức ám ảnh, lay động cả tác giả lẫn người đọc vô cùng lớn. Cũng có lẽ bởi vì bếp lửa là thứ mà khi nhìn thấy, ta sẽ nghĩ đến ngay những người bà, người mẹ và những kỷ niệm thời ấu thơ:

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng bếp lửa.

Tác giả sử dụng điệp từ “ một bếp lửa” như để thôi thúc bản thân luôn có một nỗi nhớ hiện hữu trong suy nghĩ. Bếp lửa cứ chờn vờn và ấp iu, như thể hiện sự gắn bó không thể tách rời với bản thân tác giả. Những ký ức về bà, về tuổi thơ cứ thế dội về mạnh mẽ, khiến cho tác giả phải cảm thán “ ôi”. Từ “ ôi” tha thiết, mang nặng ân tình, thiêng liêng quá. Có lẽ tác giả đã có những năm tháng tuổi thơ không thể nào quên bên người bà của mình, vậy nên kí ức cứ thế ùa về:

Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại bây giờ sống mũi còn cay.

Ở khổ thơ này, tác giả cho ta thấy rõ sự nhọc nhằn, vất vả của tuổi thơ khi cậu bé bốn tuổi đã quen thuộc với mùi khói bếp. Khi đất nước rơi vào cảnh chiến tranh, khiến cho nạn đói diễn ra ở khắp nơi. Khói bếp đã hun đầy ở khóe mắt, hiện lên một tuổi thơ nhọc nhằn. Cuối câu thơ xuất hiện chữ cay như gieo vào lòng người nỗi buồn man mác. Sống mũi cay khi tuổi thơ cơ cực, bà với bố mẹ vất vả sớm hôm.

Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế.

Một quãng thời gian dài đằng đẵng, ròng rã tám năm trời bà và cháu nhọc nhằn bên nhau. Hai bà cháu cùng nhau tần tảo sớm hôm, cùng nhau nhóm lửa, như để nhóm lên tình yêu thương của bà dành cho cháu. Ở đoạn thơ này, tiếng tu hú xuất hiện nhiều lần, tu hú gọi hè, gọi lúa chín, gọi cả giấc mơ của hai bà cháu về một tương lai tươi sáng hòa bình.

Mẹ cùng cha công tác bận không về
Cháu ở cùng bà bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm bà chăm cháu học
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc
Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa.

Khổ thơ này thật sự khiến cho người đọc cảm thấy nghẹn ngào, xúc động. Cảm xúc của tác giả kìm nén sau bao nhiêu năm giờ cũng đến lúc dâng trào. Có lẽ những năm tháng sống bên cạnh bà, tuy vất vả nhưng tràn đầy yêu thương. Tác giả thương bà vất vả, khó nhọc, tần tảo bên bếp lửa để chăm lo cho cháu. Dù trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh gian khổ, nhưng tình cảm bà cháu vẫn thật thiêng liêng. Vậy nhưng điều không thể tránh khỏi, đó là chiến tranh đã cướp đi rất nhiều thứ:

Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh
Bố ở chiến khu bố còn việc bố
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên.

Khổ thơ này làm bật lên đức hy sinh cao cả của người phụ nữ Việt Nam. Trong khó khăn gian khổ, nhưng người mẹ, người bà vẫn luôn là chỗ dựa vững chắc và bình yên nhất cho người đi chiến đấu ở tiền tuyến. Bà yêu thương cháu, thương con, thương cho đất nước đang rơi vào cảnh lầm than.

Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng
Nhóm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo sẻ chung đôi.

Ngọn lửa đã được cháy lên, chứ không còn là bếp lửa nhỏ bé nữa. Cũng như tình yêu thương của người bà, lúc nào cũng nhen nhóm trong lòng với tình yêu bao la vô bờ bến. Đến khổ thơ cuối, có lẽ tác giả đã trở về thực tại, với một giọng thơ nghẹn ngào, đầy cảm xúc:

Giờ cháu đã đi xa, có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở
Sớm mai này bà nhóm thành bếp lên chưa.

Cháu của bà giờ đây đã không còn nhỏ bé trong vòng tay của bà nữa. Cháu đã đi xa, đến những vùng đất mới với nhiều niềm vui. Vậy nhưng tình yêu cùng những kí ức tuổi thơ bên bà là điều tác giả không thể nào quên, mang theo đến suột cuộc đời.

Có thể nói, Bếp lửa là một bài thơ vô cùng giản dị, nhẹ nhàng nhưng lại để lại trong lòng người đọc một cảm xúc chẳng thể nói nên lời. Đây là một bài thơ rất thành công về tình yêu thương giữa những người thân yêu, dù chô bao nhiêu khó khăn gian khổ cũng không có gì thay đổi.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Hồng Quyên

225 chủ đề

2179 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0