31/03/2021, 14:44

Bài tham khảo số 6 - 6 Bài tóm tắt Tác phẩm Vào phủ chúa Trịnh (Lê Hữu Trác) (Ngữ Văn 11) hay nhất

Vào phủ chúa Trịnh ghi lại cảm nhận của Lê Hữu Trác trước hiện thực về cảnh vật, con người mình tận mắt chứng kiến kể từ khi nhận lệnh triệu về kinh chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán ngày 12 tháng Giêng năm Nhâm Dần (1782) cho đến lúc xong việc, về tới nhà ở Hương Sơn ngày 2 tháng 11 ...

Vào phủ chúa Trịnh ghi lại cảm nhận của Lê Hữu Trác trước hiện thực về cảnh vật, con người mình tận mắt chứng kiến kể từ khi nhận lệnh triệu về kinh chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán ngày 12 tháng Giêng năm Nhâm Dần (1782) cho đến lúc xong việc, về tới nhà ở Hương Sơn ngày 2 tháng 11 (tổng cộng 9 tháng 20 ngày).

Bức tranh hiện thực nơi phủ chúa hiện lên rất xa hoa, tráng lệ nhưng tù túng, ngột ngạt. Lê Hữu Trác phải đi qua nhiều lần cửa, xung quanh cây cối um tùm, hành lang quanh co, phòng cao rộng, đồ thếp vàng, nhiều màn gấm, đồ quý giá. Cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa với những nghi lễ khuôn phép, thể hiện sự cao sang, quyền quý, xa hoa, hưởng lạc đến tột cùng.

Tác giả có nhiệm vụ bắt mạch, tìm bệnh cho thế tử. Ông chẩn đoán bệnh của Trịnh Cán là do chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu, tinh khí khô hết, da mặt khô, rốn lồi to, gân xanh, tay chân gầy gò. Là một người lương y có đạo đức, có tâm với nghề và không màng danh lợi, Lê Hữu Trác sau khi kê đúng đơn thuốc xong ông từ giã trở về quê và chờ thánh chỉ.

Hình minh họa
Hình minh họa

Nguyễn Mỹ Hương

187 chủ đề

43907 bài viết

0