05/02/2018, 11:54

Bài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 Bài 38: Quốc tế thứ nhất và công xã Pari 1871 (phần 1)

Đánh giá bài viết Bài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 Bài 38: Quốc tế thứ nhất và công xã Pari 1871 (phần 1) Câu 1. Quốc tế thứ nhất được thành lập trong hoàn cảnh nào? A. Cuộc đấu tranh của công nhân trong tình trạng phân tán về tổ chức, thiếu thống nhất về tư tưởng B. Phong trào công nhân thu được ...

Đánh giá bài viết Bài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 Bài 38: Quốc tế thứ nhất và công xã Pari 1871 (phần 1) Câu 1. Quốc tế thứ nhất được thành lập trong hoàn cảnh nào? A. Cuộc đấu tranh của công nhân trong tình trạng phân tán về tổ chức, thiếu thống nhất về tư tưởng B. Phong trào công nhân thu được nhiều thắng lợi quan trọng C. Công nhân và nông dân đã đoàn kết trong một mặt trận D. Giới chủ đã có những thỏa hiệp đối với công nhân Câu 2. Quốc tế thứ nhất được thành lập vào năm nào? A. Năm 1848 B. Năm 1864 C. Năm 1876 D. Năm 1895 Câu 3. Ý nào không phải là mục đích hoạt động của Quốc tế thứ nhất? A. Truyền bá học thuyết Mác trong giai cấp công nhân B. Chống những tư tưởng lệnh lạc trong nội bộ C. Thông qua những nghị quyết có ý nghĩa chính trị và kinh tế quan trọng D. Chỉ đạo việc thành lập các chính đảng của công nhân các nước Câu 4. Dưới sự chỉ đạo của Quốc tế thứ nhất, phong trào công nhân có nhiều biến chuyển, ngoại trừ A. Nhiều chính đảng của công nhân các nước được thành lập B. Công nhân tham gia ngày càng nhiều vào các phong trào đấu tranh chính trị C. Các tổ chức quần chúng của công nhân được thành lập D. Đoàn kết công nhân quốc tế Câu 5. Tình hình xã hội nổi bật ở nước Pháp những năm 70 của thế kỉ XIX như thế nào? A. Sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng B. Đội ngũ công nhân đông đảo C. Tư sản tăng cường bóc lột công nhân D. Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt Câu 6. Pháp gây chiến tranh với Phổ nhằm mục đích gì? A. Dùng chiến tranh để giải quyết những khó khăn trong nước B. Ngăn cản nước Đức thống nhất C. Khắc phục khủng hoảng trong nước và ngăn cản công cuộc thống nhất nước Đức D. Chiếm đất, giành dân, mở rộng lãnh thổ Câu 7. Kết cục của Chiến tranh Pháp – Phổ là A. Quân Phổ bại trận B. Quân Pháp thua, Napôlêông III phải đầu hàng Phổ C. Pháp – Phổ kí hiệp định đình chiến D. Nhân dân Pari nổi dậy đòi lật đổ Đế chế II, thiết lập nền cộng hòa Câu 8. Sự kiện nào xảy ra vào ngày 4 – 9 – 1870 ở Pari? A. Nhân dân Pari khởi nghĩa lật đổ Đế chế II B. Toàn bộ quân Pháp bị bắt tù binh C. Công xã Pari được thành lập D. Nền cộng hòa II được thiết lập Câu 9. Quần chúng nhân dân và các tầng lớp dân nghèo Pari nổi dậy nhằm A. Lật đổ Đế chế II, thiết lập nền cộng hòa B. Lật đổ Đế chế II, thiết lập chính phủ tư sản C. Lật đổ Đế chế II, thiết lập Công xã Pari D. Khôi phục lại chế độ quân chủ Câu 10. Quần chúng đã thành lập lực lượng nào để chống quân Phổ A. Quốc dân quân B. Tự vệ C. Quân đội cách mạng D. Tự vệ và du kích Đáp án Câu 1 2 3 4 5 Đáp án A B D A D Câu 6 7 8 9 10 Đáp án C B A A A Bài viết liên quanĐề luyện thi đại học môn Sinh học số 13Bài tập trắc nghiệm Sinh học lớp 11 Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vậtBài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 10 Bài 32: Hiđro sunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxitĐề luyện thi đại học môn Hóa học số 16Bài tập trắc nghiệm GDCD lớp 11 Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa (phần 2)Bài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 11 Điện năng – Công suất điện (Phần 1)Bài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 12 Máy phát điện xoay chiều – động cơ không đồng bộ ba phaBài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 Bài 11: Tây Âu thời hậu kì trung đại (phần 3)


Câu 1. Quốc tế thứ nhất được thành lập trong hoàn cảnh nào?

A. Cuộc đấu tranh của công nhân trong tình trạng phân tán về tổ chức, thiếu thống nhất về tư tưởng

B. Phong trào công nhân thu được nhiều thắng lợi quan trọng

C. Công nhân và nông dân đã đoàn kết trong một mặt trận

D. Giới chủ đã có những thỏa hiệp đối với công nhân

Câu 2. Quốc tế thứ nhất được thành lập vào năm nào?

A. Năm 1848

B. Năm 1864

C. Năm 1876

D. Năm 1895

Câu 3. Ý nào không phải là mục đích hoạt động của Quốc tế thứ nhất?

A. Truyền bá học thuyết Mác trong giai cấp công nhân

B. Chống những tư tưởng lệnh lạc trong nội bộ

C. Thông qua những nghị quyết có ý nghĩa chính trị và kinh tế quan trọng

D. Chỉ đạo việc thành lập các chính đảng của công nhân các nước

Câu 4. Dưới sự chỉ đạo của Quốc tế thứ nhất, phong trào công nhân có nhiều biến chuyển, ngoại trừ

A. Nhiều chính đảng của công nhân các nước được thành lập

B. Công nhân tham gia ngày càng nhiều vào các phong trào đấu tranh chính trị

C. Các tổ chức quần chúng của công nhân được thành lập

D. Đoàn kết công nhân quốc tế

Câu 5. Tình hình xã hội nổi bật ở nước Pháp những năm 70 của thế kỉ XIX như thế nào?

A. Sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng

B. Đội ngũ công nhân đông đảo

C. Tư sản tăng cường bóc lột công nhân

D. Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt

Câu 6. Pháp gây chiến tranh với Phổ nhằm mục đích gì?

A. Dùng chiến tranh để giải quyết những khó khăn trong nước

B. Ngăn cản nước Đức thống nhất

C. Khắc phục khủng hoảng trong nước và ngăn cản công cuộc thống nhất nước Đức

D. Chiếm đất, giành dân, mở rộng lãnh thổ

Câu 7. Kết cục của Chiến tranh Pháp – Phổ là

A. Quân Phổ bại trận

B. Quân Pháp thua, Napôlêông III phải đầu hàng Phổ

C. Pháp – Phổ kí hiệp định đình chiến

D. Nhân dân Pari nổi dậy đòi lật đổ Đế chế II, thiết lập nền cộng hòa

Câu 8. Sự kiện nào xảy ra vào ngày 4 – 9 – 1870 ở Pari?

A. Nhân dân Pari khởi nghĩa lật đổ Đế chế II

B. Toàn bộ quân Pháp bị bắt tù binh

C. Công xã Pari được thành lập

D. Nền cộng hòa II được thiết lập

Câu 9. Quần chúng nhân dân và các tầng lớp dân nghèo Pari nổi dậy nhằm

A. Lật đổ Đế chế II, thiết lập nền cộng hòa

B. Lật đổ Đế chế II, thiết lập chính phủ tư sản

C. Lật đổ Đế chế II, thiết lập Công xã Pari

D. Khôi phục lại chế độ quân chủ

Câu 10. Quần chúng đã thành lập lực lượng nào để chống quân Phổ

A. Quốc dân quân

B. Tự vệ

C. Quân đội cách mạng

D. Tự vệ và du kích

Đáp án

Câu 1 2 3 4 5
Đáp án A B D A D
Câu 6 7 8 9 10
Đáp án C B A A A
0