06/05/2018, 19:14

Bài tập trắc nghiệm Hóa 11 Bài 35: Benzen và đồng đẳng. Một số hiđrocacbon thơm (tiếp)

Chương 7: Hidrocacbon thơm. Nguồn hidrocacbon thiên nhiên. Hệ thống hóa về hidrocacbon Câu 9: Chất nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạp polime? A. benzen B. toluen C. 3 propan D. stiren Câu 10: Chất nào sau đây làm mất màu dung ...

Chương 7: Hidrocacbon thơm. Nguồn hidrocacbon thiên nhiên. Hệ thống hóa về hidrocacbon

Câu 9: Chất nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạp polime?

A. benzen   B. toluen   C. 3 propan    D. stiren

Câu 10: Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường?

A. benzen   B. toluen   C. 3 propan    D. stiren

Câu 11: Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch KMnO4 khi đun nóng?

A. benzen   B. toluen   C. 3 propan    D. metan

Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn ankybenzen X thu được 7,84 lít CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Công thức phân tử của X là

A.C6H6    B. C7H8    C. C8H8    D. C8H10

Câu 13:13. Đốt cháy hoàn toàn 5,3 gam ankybenzen X thu được 8,96 lít CO2 (đktc). Công thức phân tử của X là

A.C6H6   B. C7H8    C. C8H8    D. C8H10

Câu 14: Cho benzen tác dụng với lượng dư HNO3 đặc có xúc tác H2SO4 đặc để điều chế nitrobenzen. Khối lượng Nitrobenzen điều chế được từ 19,5 tấn benzen (hiệu suất phản ứng 80%) là

A. 30,75 tấn   B. 38,44 tấn.

C. 15,60 tấn   D. 24,60 tấn

Câu 15: Cho toluen tác dụng với lượng dư HNO3 đặc có xúc tác H2SO4 đặc để điều chế 2,4,6-trinitrotoluen (TNT). KHối lượng điều chế được từ 23 kg toluen (hiệu suất 80%)là

A. 45,40 kg   B. 70,94 kg

C. 18,40 kg   D. 56,75 kg

Câu 16: Chất X là đồng đẳng của benzen, có công thức đơn giản nhất là C3H8 .Công thức phân tử của của X là

A.C3H4   B. C6H8    C. C9H12    D. C12H16

Đáp án

9. D10. D11. B12. B13. D14. D15. A16. C

Câu 12:

Đặt CTPT X là CnH2n-6

3nX = nH2O - nCO2 = 0,35 – 0,2 = 0,15 mol => nX = 0,05 mol

=> 0,05n = 0,35 => n = 7 => CTPT C7H8

Câu 13:

Đặt CTPT X là CnH2n-6

Bài tập trắc nghiệm Hóa 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 11

=> CTPT: C8H10

Câu 14:

C6H6 + HONO2 → C6H5NO2 + H2O

m = 19,5/78 . 123. 0,8 = 24,6 (tấn)

Câu 15:

C6H5CH3 + 3HONO2 → C6H5(NO2)3CH3 + 3H2O

m = 23/92 .227. 0,8 = 45,4 (kg)

Câu 16:

Đặt CTPT X là (C3H4)n hay C3nH4n => 4n = 2.3n – 6 => n = 3 =>C9H12

0