06/05/2018, 18:43

Bài tập trắc nghiệm Hình 11: Mặt phẳng vuông góc (phần 2)

Câu 4: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thoi cạnh a và SA = SB = SC = a. a) Mặt phẳng (ABCD) vuông góc với mặt phẳng: A. (SAD) B. (SBD) C. (SDC) D. (SBC) b) Giả sử góc BAD bằng 60 0 . Khoảng cách từ điểm S đến mặt phẳng (ABCD) bằng: c) ...

Câu 4: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thoi cạnh a và SA = SB = SC = a.

   a) Mặt phẳng (ABCD) vuông góc với mặt phẳng:

   A. (SAD)      B. (SBD)

   C. (SDC)      D. (SBC)

   b) Giả sử góc BAD bằng 600. Khoảng cách từ điểm S đến mặt phẳng (ABCD) bằng:

Bài tập trắc nghiệm Hình học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 11

   c) Góc giữa mặt bên hình chóp S.ABCD và mặt phẳng đáy có tang bằng:

Bài tập trắc nghiệm Hình học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 11

Câu 5: Cho tứ diện ABCD có: AB = AC = AD, góc BAC bằng góc BAD bằng 600. Gọi M và N lần lượt là trung điểm của AB và CD.

   a) Góc giữa hai mặt phẳng (ACD) và (BCD) là:

Bài tập trắc nghiệm Hình học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 11

   b) Mặt phẳng (BCD) vuông góc với mặt phẳng

   A. (CDM)      B. (ACD)

   C. (ABN)      D. (ABC)

   c) Đường vuông góc chung của AB và CD là:

   A. BN      B. AN

   C. BC      D. MN

Câu 6: Cho hình tứ diện ABCD có AB, BC, CD đôi một vuông góc.

   a) Khằng định nào sau đây đúng?

   A. AB ⊥ (ACD).

   B. BC ⊥ (ACD).

   C. CD ⊥ (ABC).

   D. AD ⊥ (BCD).

   b) Điểm cách đều bốn điểm A, B, C, D là:

   A. trung điểm J của AB

   B. trung điểm I của BC

   C. trung điểm K của AD

   D. trung điểm M của CD

Câu 7: Cho chóp tứ giác đều S.ABCD có tất cả các cạnh bằng a.

Bài tập trắc nghiệm Hình học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 11

   a) Đường thẳng SA vuông góc với

   A. SC      B. SB

   C. SD      D. CD

   b) Khoảng cách từ D đến mặt phẳng (SAC) bằng:

Bài tập trắc nghiệm Hình học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 11

Câu 8: Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’:

Bài tập trắc nghiệm Hình học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 11

   a) Mặt phẳng (ACC’A’) vuông góc với.

   A. (ABCD)      B. (CDD’C’)

   C. (BDC’)      D. (A’BD)

   b) Hình chiếu vuông góc của A lên mặt phẳng (A’BD) là:

   A. trung điểm của BD

   B. trung điểm của A’B

   C. trung điểm của A’D

   D. tâm của tam giác BDA’

Câu 9: Cho hình tứ diện ABCD có AB, BC, CD đôi một vuông góc.

Bài tập trắc nghiệm Hình học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 11

   a) Đường thẳng AB vuông góc với

   A. (BCD)

   B. (ACD)

   C. (ABC)

   D. (CID) với I là trung điểm của AB.

   b) Mặt phẳng (ABD) vuông góc với mặt phẳng nào của tứ diện?

   A. Không vuông góc với mặt nào?

   B. (ACD)      C. (ABC)      D. (BCD)

   c) Đường vuông góc chung của AB và CD là:

   A. AC      B. BC      C. AD      D. BD

Đáp án và Hướng dẫn giải

4: a - B, b - A, c - D5: a- B, b - C, c - D6: a - C, b - C7: a - A, b - D8: a - A, b - D9: a - A, b - D, c - B

Câu 4:

   a. từ S vẽ SO ⊥ (ABCD) ⇒ OA = OB = OC (là hình chiếu của các đường xiên bằng nhau) ⇒ O là tâm đường tròn ngoại tiếp đáy

   SO ⊂ (SBD) và SO ⊥(ABCD) ⇒ (SBD) ⊥(ABCD)

Bài tập trắc nghiệm Hình học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 11

   c. Từ O vẽ OM ⊥ BC ⇒ góc OMS là góc của mặt bên và mặt phẳng đáy

Bài tập trắc nghiệm Hình học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 11

Câu 5:

   a. Các tam giác ABC và ABD là tam giác đều ⇒ tam giác ACD cân

   ⇒ BN ⊥ CD và AN ⊥ CD ⇒ góc ANB là góc của hai mặt phẳng (ACD) và (BCD)

   b. Ta có CD ⊥ (ABN) (do BN ⊥ CD và AN ⊥ CD) ⇒ (BCD) ⊥ (ABN)

   c. CD ⊥ MN; AB ⊥ (CDM) (do AB ⊥ CM và AB ⊥ DM)

   MN là đường vuông góc chung của AB và CD

Câu 6:

   a. Phương án A sai vì chỉ có AB ⊥ CD; phương án B sai vì chỉ có : BC ⊥ CD

   Phương án C đúng vì

Bài tập trắc nghiệm Hình học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 11

   Phương án D sai vì AD không vuông góc với đường thẳng nào thuộc mặt phẳng (BCD)

   b. CD ⊥ (ABC) vì CD ⊥ AB và CD ⊥ BC

   AB ⊥ (BCD) vì AB ⊥ BC và AB ⊥ CD

   Phương án A sai vì tam giác ABC không vuông góc tại C nên trung điểm của AB không cách đều ba điểm A, B, C

   Phương án B sai vì tam giác ABC không vuông góc tại A nên trung điểm của BC không cách đều ba điểm A, B, C

   Phương án C đúng vì tam giác ACD vuông góc tại C nên trung điểm K của AD cách đều ba điểm A, C, D; tam giác ABD vuông góc tại D nên trung điểm K của AD cách đều ba điểm A, B < D

   Phương án D sau vì tam giác CBD không vuông góc tại B nên trung điểm của CD không cách đều ba điểm B, C, D

Câu 7:

   tam giác SAC có SA = a, SC = a và AC = a√2 ⇒ SAC là tam giác vuông tại S, hay SA ⊥ SC

   b. Gọi O là giao của AC và BD ⇒ DO ⊥ (SAC) (do DO ⊥ AC và DO ⊥ SO)

   ⇒ khoảng cách từ D đến (SAC) bằng (a√2)/2

Câu 9:

   a. AB ⊥ CD và AB ⊥ CD ⇒ AB ⊥ (BCD)

   b. vì AB ⊥ (BCD) ⇒ (ABD) ⊥ (BCD)

   c. BC ⊥ AB và BC ⊥ CD ⇒ BC là đường vuông góc chung của AB và CD

0