31/03/2021, 14:48

Bài soạn "Trường từ vựng" số 4 - 5 Bài soạn "Trường từ vựng" hay nhất

1. Thế nào là trường từ vựng? – Ví dụ: + Các từ: thầy giáo, công nhânm nông dân, thầy thuốc, kỹ sư… đều có một nét nghĩa chung là: người nói chung xét về nghề nghiệp. + Các từ : đi, chạy, nhảy, bò, bơi, trườn… đều có một nét nghĩa chung là: hoạt động dời chỗ. + Các từ: thông ...

1. Thế nào là trường từ vựng?

– Ví dụ:
+ Các từ: thầy giáo, công nhânm nông dân, thầy thuốc, kỹ sư… đều có một nét nghĩa chung là: người nói chung xét về nghề nghiệp.
+ Các từ : đi, chạy, nhảy, bò, bơi, trườn… đều có một nét nghĩa chung là: hoạt động dời chỗ.
+ Các từ: thông minh, nhanh trí, sáng suốt… ngu đần, dốt, chậm… đều có chung nét nghĩa: tính chất trí tệu của con người.
– Khái niệm: Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét nghĩa chung.


2. Một số điểm lưu ý

– Tuỳ theo mức độ khái quát của ý nghĩa, một trường từ vựng có thể chia thành nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
Ví dụ:
Trường từ vựng “Hoạt động của con người” bao gồm các trường nhỏ hơn:
+ Hoạt động của trí tuệ: nghĩ, suy nghĩ, ngẫm, nghiền ngẫm, phán đoán…
+ Hoạt động của các giác quan để cảm giác: nhìn, trông, ngó, ngửi, nếm, nghe, sờ…
+ Hoạt động dời chỗ: đi, chạy, nhảy, trườn, bò, bay…
+ Hoạt động thay đổi tư thế: đứng, ngồi, cúi, lom khom, ngửa, nghiêng, vắt (chân)…
– Các trường từ vựng nhỏ trong trường từ vựng lớn có thể thuộc về nhiều từ loại khác nhau.
Ví dụ:
+ Trường từ vựng “các bộ phận của tay”: cánh tay, bàn tay, ngón tay, móng tay, đốt tay… đều là danh từ.
+ Trường từ vựng chỉ “Hoạt động của tay”: vẫy, cầm, nắm, ném, ôm… đều là động từ.
– Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau:
Ví dụ:
+ Mắt
. Trường bộ phận của cơ thể: mắt, miệng, tay, chân, tai, mũi….
. Trường hoạt động: nhìn, ngó, trông, theo…
+ Chữ “sắc” trong các trường hợp sau thuộc về những trường từ vựng khác nhau:
. Dao mài rất sắc.
. Mắt sắc như dao.
. Chè nấu nhiều đường quá, ngọt sắc lên.
– Trong giao tiếp hàng ngày cũng như trong văn chương, sử dụng cách chuyền từ vựng, thường nhằm mục đích tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ thông qua các phương thức: nhân hoà, so sánh, ẩn dụ…
Ví dụ:
Khăn thương nhớ ai.
Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt.
Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt?
Mắt thương nhớ ai,
Mắt ngủ không yên!
Đêm qua, em những lo phiền
Lo vì một nỗi không yên mọi bề.
(Ca dao)

Bài tập 1, trang 23, SGK.

Đọc văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng, tìm các từ thuộc trường từ vựng “người ruột thịt”.
Trả lời:
Trong văn bản này, thầy có nghĩa là cha, mợ có nghĩa là mẹ, cậu có nghĩa là cha, đều là các từ ngữ thuộc trường từ vựng "người ruột thịt, thân thích". Cuối cùng, cần tổng kết lại trong bài này có bao nhiêu từ ngữ khác nhau thuộc trường từ vựng này.

Bài tập 2, trang 23, SGK.

Hãy đặt tên trường từ vựng cho mỗi dãy từ dưới đây :a) lưới, nơm, câu, vób) tủ, rương, hòm, va ti, chai, lọ.c) đá, đạp, giẫm, xéo.d) buồn, vui, phấn khởi, sợ hãi.e) hiền lành, độc ác, cởi mà.g) bút máy, bút bi, phấn, bút chì.
Trả lời:
Trước hết, cần phân tích, xác định nét chung về nghĩa của các từ trong nhóm, sau đó tìm một từ ngữ thích hợp để đặt tên cho trường từ vựng của nhóm.
Ví dụ :
- Lưới, nơm, câu, vó: dụng cụ đánh bắt thuỷ sản.
- Hiền lành, độc ác, cởi mở : tính cách.

Bài tập 3, trang 23, SGK.

Các từ in đậm trong đoạn văn sau đây thuộc trường từ vựng nào?
Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý reo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến...
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
Trả lời:
Cách làm giống như ở bài tập 2.

Bài tập 4, trang 23, SGK.

Hãy xếp các từ mũi, nghe, tai, thính, điếc, thơm, rõ vào đúng trường từ vựng của nó theo bảng sau (một từ có thể xếp ở cả hai trường)
Trả lời:
Khứu giác là cảm giác nhận biết các mùi. Thính giác là cảm giác nhận biết âm thanh. Các từ ngừ chỉ từng cơ quan cảm giác (giác quan), hoạt động, trạng thái của giác quan và chỉ các kết quả cảm nhận của giác quan thuộc về từng trường từ vựng, cần chú ý là có từ ngữ có thể thuộc cả hai trường từ vựng (tất nhiên nghĩa của từ ngữ đó ở mỗi trường từ vựng có chỗ khác nhau). Ví dụ : điếc vừa thuộc trường từ vựng thính giác, vừa thuộc trường từ vựng khứu giác (như điếc cả mũi).

Bài tập 5*, trang 23, SGK.

Tìm các trường từ vựng của mỗi từ sau đây: lưới, lạnh, tấn công.
Trả lời:
Tham khảo ví dụ phân tích từ ngọt trong SGK để làm bài tập này. Lưới, lạnh và tấn công đều là những từ nhiều nghĩa. Có thể sử dụng từ điển để biết mỗi từ đã cho có bao nhiêu nghĩa, từ đó xác định các nghĩa đó thuộc trường từ vựng nào.

Bài tập 6, trang 23 - 24, SGK.

Trong đoạn thơ sau, tác giả đã chuyển các từ in đậm từ trường từ vựng nào sang trường từ vựng nào ?
Ruộng rẫy là chiến trường,
Cuốc cày là vũ khí,
Nhà nông là chiến sĩ,
Hậu phương thi đua với tiền phương.
(Hồ Chí Minh)
Trả lời:
Chiến trường, vũ khí, chiến sĩ là những từ ngữ thuộc trường từ vựng “quân sự” đã chuyển sang trường từ vựng khác. Dựa vào ý của toàn bài để xác định các từ ngữ này đã chuyển sang trường tư vựng nào.

Bài tập 7, trang 24, SGK.

Viết một đoạn văn có ít nhất năm từ cùng trường từ vựng “trường học” hoặc trường từ vựng “môn bóng đá”.
Màn trình diễn của đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam tại giải Châu Á năm 2018 thực sự đã để lại trong lòng người hâm mộ những ấn tượng khó phai. Các cầu thủ đã cho chúng ta trải nghiệm những cung bậc cảm xúc đáng nhớ. Với lối chơi đẹp mắt, những đường bóng chính xác, những bàn thắng xuất thần trên sân cỏ đã khiến hình ảnh Việt Nam tỏa sáng trên đấu trường thể thao quốc tế. Đặc biệt, giải đấu đã cho chúng ta thấy được tinh thần đoàn kết đáng ngưỡng mộ của các cầu thủ, của người hâm mộ nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung. Qua giải đấu này, tinh thần dân tộc lại được bùng cháy mãnh liệt khiến chúng ta tự hào. Kì tích Á quân môn thể thao “vua” U23 Châu Á sẽ là mốc lịch sử khó quên của thể thao Việt Nam, của đất nước Việt Nam.

8*
. Viết một đoạn văn (hoặc thơ) có những từ được chuyển trường từ vựng để tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ và khả năng diễn đạt.
Trả lời:
Trong bài học đã có ví dụ về hiện tượng chuyển trường từ vựng trong bài Lão Hạc của Nam Cao. Xin cung cấp thêm một đoạn văn khác của Xuân Diệu để các em tham khảo :
Thôi học trò đã về hết, hoa phượng ở lại một mình. Phượng đứng canh gác nhà trường, sân trường. Hè đang thịnh, mọi nơi đều buồn bã, trường ngủ, cây cối cũng ngủ. Chỉ có hoa phượng thức để làm vui cho cảnh trường. Hoa phượng thức, nhưng thỉnh thoảng cũng mệt nhọc, muốn lỉm dim. Gió qua, hoa giật mình, một cơn hoa rụng.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Hồng Quyên

225 chủ đề

2179 bài viết

0