31/03/2021, 14:50

Bài soạn "Thề nguyền" trích "Truyện Kiều" số 5 - 6 Bài soạn "Thề nguyền" trích "Truyện Kiều" của Nguyễn Du lớp 10 hay nhất

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 1. Vẻ đẹp của mối tình Thúy Kiều – Kim Trọng (10 câu đầu) + Sự chủ động của Kiều trong tình yêu ... nét mới trong cách nhìn tình yêu của Nguyễn Du. + Sự đắm say trân trọng của Kim Trọng à người yêu : không gian thơ mộng, thiêng liêng Nổi bật vẻ đẹp và ...

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Vẻ đẹp của mối tình Thúy Kiều – Kim Trọng (10 câu đầu)
+ Sự chủ động của Kiều trong tình yêu ... nét mới trong cách nhìn tình yêu của Nguyễn Du.
+ Sự đắm say trân trọng của Kim Trọng à người yêu : không gian thơ mộng, thiêng liêng
Nổi bật vẻ đẹp và thiêng liêng của mối tình Kim – Kiều.
2. Niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi (còn lại)
+ Lời của Thúy Kiều nói với Kim Trọng bộc lộ kín đáo khát vọng vượt qua rào cản của xã hội, người đời:
“ Nàng rằng : khoảng vắng đêm trường
Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa”.
+ Lời thề nguyền nguyện ghi xương khắc cốt :
“Trăm năm tạc một chữ đồng” chân thành, tha thiết, đồng cảm với tâm hồn bao chàng trai, cô gái.
Khao khát hạnh phúc lứa đôi và chung thủy trong tình yêu.


II. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1

Trong đoạn trích Thề nguyền, Nguyễn Du đã có đến hai lần dùng chữ “vội”, một lần chữ “xăm xăm” và một lần chữ “băng”. Những chữ vừa nói thể hiện một không khí gấp gáp, khẩn trương của cuộc thề nguyền. Phải chăng Kiều như tranh đua cùng định mệnh, tranh đua với thời gian đang ám ảnh nàng. Nói đúng hơn cả là vì tình yêu: “Nàng rằng: “Khoảng vắng đêm trường. Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa”.” Vì yêu Kim Trọng mà Kiều khẩn trương, vội vã đến với người yêu một cách hết sức chủ động. Đây đúng là một cách nhìn mới mẻ của Nguyễn Du. Theo quan niệm thời bấy giờ trong quan hệ nam nữ, người con trai đóng vai trò chủ động nói theo dân gian là trâu đi tìm cột. Nhưng ở đây, tác giả Truyện Kiều ngược lại, để cột tìm trâu nghĩa là sự chủ động ở Kiều, ở người con gái. Đó đúng là cái nhìn tiến bộ thời bấy giờ.


Câu 2

Không gian thần tiên và thiêng liêng của cuộc thề nguyền đã được Nguyễn Du tả bằng các hình ảnh: “Dở chiều như tỉnh, dở chiều như mê”, bằng “tiếng sen khẽ động”, bằng trăng giọi nhặt thưa, ngọn đèn hắt hiu hư ảo. Không gian đó tuy đẹp nhưng mơ hồ, khiến Kim Trọng tưởng mình đang sống trong mơ. Có người cho rằng không gian đó như cần thêm ánh sáng, thêm cả hương thơm và sự ấm áp. Bởi vì con người rất cô đơn giữa trời đất bao la.


Câu 3

Đoạn trích Thề nguyền có liên hệ với các đoạn khác đặc biệt là đoạn Trao duyên. Tình yêu đôi lứa giữa Kim Trọng và Thúy Kiều rất đỗi thiêng liêng, sự gắn bó đôi bên do tình cảm tha thiết đã đành, mà còn đậm đà sắc thái tâm linh: “Tiên thề cùng thảo một chương. Tóc mây một món dao vàng chia đôi...”. Lời thề nguyền gắn bó của hai người đã được trăng vàng chứng giám “Vừng trăng vằng vặc giữa trời. Đinh minh hai miệng một lời song song”. Đủ thấy những hình ảnh trong kí ức Kiều khi kể lại cho Thúy Vân: Đốt lò hương ấy / so tơ phím này là những hình ảnh hiện thực trong đêm thề nguyền này.

Đoạn Trao duyên đúng là sự tiếp tục một cách lô-gic quan niệm và cách nhìn nhận tình yêu của Kiều. Ngoài ra, đoạn Thề nguyền cũng góp phần giúp người đọc hiểu đúng đoạn Trao duyên, vì đó cũng là một vầng sáng tình yêu thật đẹp đối với Kiều.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Hồng Quyên

225 chủ đề

2179 bài viết

0