31/03/2021, 14:47

Bài soạn tham khảo số 4 - 6 Bài soạn Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm (Ngữ Văn 10) hay nhất

Bố cục - Phần 1( hai câu đầu): cuộc sống lao động giản dị nơi thôn quê. - Phần 2 ( hai câu tiếp): quan niệm về dại khôn của nhà thơ. - Phần 3 (hai câu tiếp): đồ ăn thức uống nơi thôn dã. - Phần 4 (còn lại): rút ra chân lý về cuộc sống. Nội dung bài học - Bài thơ ...

Bố cục

- Phần 1( hai câu đầu): cuộc sống lao động giản dị nơi thôn quê.

- Phần 2 ( hai câu tiếp): quan niệm về dại khôn của nhà thơ.

- Phần 3 (hai câu tiếp): đồ ăn thức uống nơi thôn dã.

- Phần 4 (còn lại): rút ra chân lý về cuộc sống.

Nội dung bài học

- Bài thơ như lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa hợp với tự nhiên, giữa cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi


Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 129 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

- Trong câu đầu, nhà thơ dùng một số’ từ “mỗi” lặp lại ba lần, cùng với các danh từ đứng sau chỉ công cụ nông ngư cho thấy sự chủ động với công việc

- Nhịp điệu (2/2/3) và (4/3) trong hai câu thơ đầu thể hiện sự thong thả, ung dung

- Hai câu thơ ấy cho ta thấy

+ cuộc sống nhàn nhã ở nơi thôn dã của tác giả.

+ tâm trạng vui vẻ, hài lòng với đời sống tự cung tự cấp cùng sự ngông ngạo trước thói đời của tác giả


Câu 2 (trang 129 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

- Cách hiểu:

+ “nơi vắng vẻ”: là nơi tĩnh tại của thiên nhiên và nơi thảnh thơi của tâm hồn.

+ “chốn lao xao”: chốn quan trường, đường hoạn lộ, nơi sang trọng, đầy thủ đoạn, bon chen, luồn lọt, sát phạt

- Quan điểm của tác giả về “dại” và “khôn”:

+ tác giả tự nhận mình là người “dại” , chấp nhận mọi điều tiếng để “tìm nơi vắng vẻ”, nhường người “khôn” đến “chốn lao xao”

+ tự nhận là "dại", song thực chất là "khôn", tác giả là người từng trải nghiệm, cứ luẩn quẩn trong vòng danh lợi, cứ nghĩ mình "khôn" nhưng thực chất là "dại".

- Tác dụng biểu đạt ý của nghệ thuật đối trong hai câu thơ 3 và 4: tạo sự so sánh giữa hai triết lí sống, để khẳng định triết lí sống của tác giả


Câu 3 (trang 129 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

- Các sản vật và khung cảnh sinh hoạt trong câu thơ 5, 6 có những điểm đáng chú ý:

+ Thức ăn quê mùa, dân dã: măng trúc, giá đỗ

+ Sinh hoạt đời thường: thích tắm hồ, tắm ao như bao người dân quê khác

+ Hai câu thơ tạo thành bức tranh tứ bình về cảnh sinh hoạt với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, có mùi vị, có hương sắc.

- Hai câu thơ cho thấy cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm đạm bạc mà thanh cao

+ đạm bạc ở những thức ăn cây nhà lá vườn, tự mình làm ra

+ cuộc sống tự nhiên mùa nào thức ấy bình dị mà thanh cao


Câu 4 (trang 129 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

- Hai câu cuối của bài thơ thể hiện quan niệm sống mang tính triết lí của tác giả: sống ẩn dật, xa lánh cuộc đời bon chen để giữ cho tâm hồn cốt cách được trong sạch

- Qua đó cho thấy tâm hồn, nhân cách kẻ sĩ thanh cao, trong sạch của Nguyễn Bỉnh Khiêm


Câu 5 (trang 129 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

- Quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm là: sống hòa hợp vời tự nhiên và xa lánh nơi quyền quý, chốn quan trường để giữ cốt cách thanh cao.

- Sống nhàn không có nghĩa là không quan tâm đến xã hội, chỉ lo cuộc sống của bản thân mà là cuộc sống xa lánh nơi quyền quý, rời khỏi vòng danh lợi, sống hòa hợp với tự nhiên.

- Cuộc sống như vậy tuy giản dị nhưng cho ông sự thoải mái, thanh sạch trong tâm hồn,


LUYỆN TẬP

Cảm nhận chung về cuộc sống, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn

- Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện lên thật giản dị, đạm bạc nhưng thanh cao, trong sạch.

- Triết lí sống của ông là tư tưởng nhân sinh của đạo nho, ứng xử trong thời loạn: sống chan hòa với thiên nhiên, giữ cho tâm hồn luôn thanh cao.

- Nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhân cách của một nhà nho ẩn sĩ: cao cả, trong sạch, uyên thâm

Hình minh họa
Hình minh họa

Hồng Quyên

225 chủ đề

2179 bài viết

0