31/03/2021, 14:53

Bài soạn tham khảo số 4 - 6 Bài soạn Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới - bài 43) - Nguyễn Trãi (Ngữ Văn 10) hay nhất

Bố cục - Bốn câu đầu: Vẻ đẹp cảnh ngày hè - Bốn câu cuối: Tâm trạng của tác giả Nội dung - Bài thơ cho thấy tâm hồn Nguyễn Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên yêu đời, yêu nhân dân, đất nước - Câu thơ lục ngôn cuối bài ngắn gọn, thể hiện sự dồn nén cảm xúc cả bài ...

Bố cục

- Bốn câu đầu: Vẻ đẹp cảnh ngày hè

- Bốn câu cuối: Tâm trạng của tác giả

Nội dung

- Bài thơ cho thấy tâm hồn Nguyễn Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên yêu đời, yêu nhân dân, đất nước

- Câu thơ lục ngôn cuối bài ngắn gọn, thể hiện sự dồn nén cảm xúc cả bài


Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 118 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

- Các động từ diễn tả trạng thái cảnh ngày hè:

+ đùn đùn gợi tả sắc xanh thẫm của tán hoè lớp lớp, liên tiếp tuôn ra

+ giương rộng ra

+ phun gợi sự nổi bật, bắt mắt của màu đỏ hoa lựu.

- Cảnh vật hiện lên sống động với sức sống mãnh liệt,như ứa căng, tràn đầy khiến cho màu xanh của lá hòe đùn đùn lên và tán giương lên che rợp, khiến cho cây lựu ở hiên nhà phun ra màu đỏ.


Câu 2 (trang 118 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

- Màu sắc rực rỡ, tươi sáng : màu xanh của cây hoa hòe, màu đỏ của hoa lựa, hoa sen

- Âm thanh sự sống: tiếng lao xao chợ cá , tiếng ve sầu nghe như tiếng đàn

- Có sự hài hòa giữa cảnh vật và con người.

+ có dấu vết, hình bóng con người rất gần gũi: những cây hòe, cây lựu, hồ sen... dưới bàn tây chăm sóc của con người

+ hình ảnh cái hiên, cái ao, ngôi lầu, âm thanh sinh hoạt (lao xao chợ cá)

⇒ Tất cả hài hòa với nhau tạo nên những vẻ đẹp bình dị, gần gũi, thân thuộc của quê hương, đất nước con người Việt Nam


Câu 3 (trang 118 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

- Cảm nhận của Nguyễn Trãi.

+ Nhà thơ cảm nhận tinh tế qua các giác quan thị giác, thính giác, khứu giác và cả cảm giác.

+ Thiên nhiên càng hiện lên cụ thể bao nhiêu, càng đẹp bao nhiêu thì chứng tỏ tâm hồn nhà thơ càng đẹp bấy nhiêu

- Tấm lòng của Nguyễn Trãi:

+ Tình yêu thiên nhiên nồng nàn, tha thiết.

+ Tình yêu thiên nhiên có nguồn cội sâu xa từ lòng tha thiết yêu đời, yêu cuộc sống của tác giả.

+ Nguyễn Trãi yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống, gắn liền với tấm lòng tha thiết với dân, với nước.


Câu 4 (trang 118 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

- Hai câu kết diễn tả khát vọng, nỗi lòng da diết của tác giả về cuộc sống yên bình, hạnh phúc của dân chúng:

+ Nhà thơ mong mỏi khúc đàn Nam Phong của vua Thuấn, đem tới sự no đủ, thuận hòa cho nhân dân

+ Lấy chuyện xưa để nói tới hiện tại, thể hiện tấm lòng yêu nước thương dân sâu sắc

- Câu thơ cũng là lời nhắc các bậc quân vương lấy dân làm trọng, thể hiện tư tưởng lấy dân làm gốc

- Âm điệu của bài thơ có sự thay đổi, lúc nhanh dồn dập, lúc lại thong thả khoan thai.

- Tác dụng: dồn nén lại cảm xúc mở ra dư âm cho bài thơ


Câu 5 (trang 119 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

- Cảm hứng chủ đạo là: từ lòng yêu thiên nhiên, lòng yêu đời, tình yêu sông nước, là khát vọng về cuộc sống thái bình, hạnh phúc cho nhân dân

- Lí giải

+ Yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống con người và vươn tới khát vọng hoà bình hạnh phúc cho nhân dân là vẻ đẹp tâm hồn và lí tưởng của Nguyễn Trãi, nhân cách của Nguyễn Trãi.

+ Bài thơ sử dụng hình ảnh gần gũi, bình dị, câu thơ thất ngôn xen lục ngôn, Nguyễn Trãi mang đến bức tranh thiên nhiên đầy sức sống, khỏe khoắn. => vẻ đẹp của tinh thần lạc quan trong tâm hồn nhà thơ.


LUYỆN TẬP

Vẻ đẹp thiên nhiên và tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ

- Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên, cuộc sống của ngày hè được gợi tả một cách sống động,

+ Hình ảnh cảnh vật: hòe lục đùn đùn, thạch lựu hiên phun thức đỏ, hồng liên trì…

+ Âm thanh sự sống: lao xao chợ cá, dắng dỏi cầm ve

+ Sự quan sát lắng nghe vẻ đẹp cuộc sống từ tất cả những giác quan tinh tế nhất của tác giả.

- Vẻ đẹp cuộc sống tâm hồn Nguyễn Trãi: tâm hồn yêu thiên nhiên, tấm lòng ưu ái với dân với nước.

+ Cuộc sống giản dị, thanh tao.

+ Tâm hồn chan chứa yêu thương.

+ Cách sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh dân tộc quen thuộc, gần gũi.

Hình minh họa
Hình minh họa

Nguyễn Mỹ Hương

187 chủ đề

43907 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0