31/03/2021, 14:44

Bài soạn tham khảo số 4 - 5 Bài soạn Thực hành một số phép tu từ cú pháp (Ngữ Văn 12) hay nhất

I. Phép lặp cú pháp Bài 1 (trang 150, 151 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): a. Những câu lặp cú pháp + câu 1 và 3: Sự thật là .... nước ta/ dân ta....đã...... +câu 4 và 5: Dân ta đã/ lại......... → Tác dụng: nhấn mạnh, tô đậm tính khẳng định; giúp cho lời văn hài hoà, nhịp nhàng, ...

I. Phép lặp cú pháp

Bài 1 (trang 150, 151 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

a. Những câu lặp cú pháp

+ câu 1 và 3: Sự thật là .... nước ta/ dân ta....đã......

+câu 4 và 5: Dân ta đã/ lại.........

→ Tác dụng: nhấn mạnh, tô đậm tính khẳng định; giúp cho lời văn hài hoà, nhịp nhàng, bổ sung cho nhau.

b. Những câu lặp cú pháp trong đoạn thơ b là:

+ Câu 1 và 2

+ Câu 3, 4, 5

→ Tác dụng: nhấn mạnh và khẳng định niềm tự hào và tình yêu tha thiết đất nước của nhà thơ.

c. Trong đoạn thơ c, cấu trúc câu được lặp lại là: Nhớ sao...

→ Tác dụng: làm cho nỗi nhớ của người về xuôi đối với quê hương cách mạng Việt Bắc thêm thiết tha sâu nặng.


Bài 2 (trang 151 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

- Giống nhau: đều sử dụng phép lặp kết cấu cú pháp.

- Khác nhau:

+ Về số lượng tiếng:

• Ở câu đối, thơ Đường luật, văn biền ngẫu (và ở nhiều câu tục ngữ), số lượng tiếng trong câu trước và câu sau phải bằng nhau.

• Trong văn xuôi và thơ tự do thì những câu lặp kết cấu cú pháp với nhau không nhất thiết phải có số lượng tiếng bằng nhau tuyệt đối.

+ Về từ loại và cấu tạo của các từ:

• Ở câu đối, thơ Đường luật, văn biền ngẫu trong những câu lặp kết cấu cú pháp với nhau, các từ tương ứng phải cùng từ loại, cùng kiểu cấu tạo từ

• Trong văn xuôi và thơ tự do, ở những câu kết cấu cú pháp, sự đối xứng về từ loại và cấu tạo từ không nhất thiết ở mức độ nghiêm ngặt tuyệt đối

+ Về nhịp điệu:

• trong câu đối, thơ Đường luật, văn biền ngẫu, ở những câu lặp kết cấu cú pháp thì kết cấu nhịp điệu cũng lặp ở mức độ rõ ràng

• Trong văn xuôi, thơ tự do, ở những câu lặp kết cấu cú pháp, kết cấu nhịp điệu không nhất thiết lặp


Bài 3 (trang 151 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

Con nhớ anh con, người anh du kích...

Con nhớ em con, thằng em liên lạc

(Chế Lan Viên)

→ Phép lặp cú pháp: Con nhớ...... góp phần thể hiện nỗi nhớ da diết của chủ thể trữ tình khi nhớ về Tây Bắc

II. Phép liệt kê

a. Đoạn văn trong Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn: kết hợp phép lặp với phép liệt kê: ...thì ta...; ...thì cùng nhau...

→ Hiệu quả : bày tỏ nỗi lòng của tác giả, làm nổi bật sự quan tâm, đối đãi chu đáo của Trần Quốc Tuấn đối với tướng sĩ: cho áo, cho cơm, thăng chức, ...

b. Đoạn văn trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh:

- Sử dụng phép liệt kê (hàng loạt câu kể tội ác của thực dân Pháp)

- Sử dụng phép lặp cú pháp.

→ Hiệu quả: lên án và tố cáo tội ác về chính trị của thực dân Pháp đối với nhân dân ta., truyền tới người đọc, người nghe lòng căm thù cao độ và sâu sắc.


III. Phép chêm xen

Bài 1 (trang 152, 153 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

- Các bộ phận in đậm trong các câu a, b, c, d đặt ở vị trí giữa, cuối câu và sau bộ phận được chú thích

- Chúng được tách ra bằng ngữ điệu khi nói hay đọc, khi viết thì được tách ra bằng dấu phẩy, dấu ngoặc đơn hoặc dấu ngang.

- Chúng có tác dụng ghi chú hoặc giải thích cho từ ngữ đi trước, bổ sung thêm sắc thái tình cảm, cảm xúc của người viết.


Bài 2 (trang 153 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

Tố Hữu- ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam- đã để lại cho thi đàn dân tộc một khối lượng thơ ca khá đồ sộ. Thơ ca ông là bằng chứng sinh động về sự kết hợp hài hòa hai yếu tố cách mạng và dân tộc trong sáng tạo thi ca. Qua phong cách thơ Tố Hữu có thể thấy một thành tựu xuất sắc của thơ ca cách mạng, một nền thơ luôn coi vận mệnh dân tộc là lẽ sống lớn nhất.

Hình minh họa
Hình minh họa

Trịnh Ngọc Trinh

226 chủ đề

43560 bài viết

0