31/03/2021, 14:53

Bài soạn "Sự việc và nhân vật trong văn tự sự" số 4 - 6 Bài soạn "Sự việc và nhân vật trong văn tự sự" lớp 6 hay nhất

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM Sự việc và nhân vật là hai yếu tố then chốt của tự sự. Các yếu tố này có quan hệ qua lại với nhau và với các yếu tố khác của văn bản tự sự như chủ đề, thời gian, không gian… Sự việc trong văn tự sự được trình bày một cách cụ thể: sự việc xảy ra trong thời ...

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Sự việc và nhân vật là hai yếu tố then chốt của tự sự. Các yếu tố này có quan hệ qua lại với nhau và với các yếu tố khác của văn bản tự sự như chủ đề, thời gian, không gian…
Sự việc trong văn tự sự được trình bày một cách cụ thể: sự việc xảy ra trong thời gian, địa điểm cụ thể, do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả… Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt,
Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện trong băn bản. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của văn bản. Nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động. Nhân vật được thể hiện qua tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng…


B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Bài 1 (Trang 38 SGK) Chỉ ra những việc mà các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đã làm:

- Vua Hùng: - Mị Nương:- Thuỷ Tinh:

a. Vai trò, ý nghĩa của nhân vật.b. Tóm tắt truyện theo sự việc gắn với nhân vật chính.c. Tại sao truyện lại gọi Sơn Tinh, Thủy Tinh? Nếu đổi bằng các tên sau có được khôngVua Hùng kén rểTruyện Vua Hùng, Sơn Tinh và Thủy TinhBài ca chiến công của Sơn Tinh


Bài làm:

a. Vai trò, ý nghĩa của các nhân vật.
Vua Hùng: kén rể, thử tài, thách cưới
Mị Nương: không
Sơn Tinh: đem đầy đủ lễ vật đến trước, rước Mị Nương về núi, vẫy tay làm đất nổi cồn núi, dùng phép lạ bốc đồi, dời núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ chống trả Thuỷ Tinh.
Thuỷ Tinh: mang lễ vật đến sau, đem quân đuổi theo cướp Mị Nương, gọi gió, hô mưa, dâng nước sông cuồn cuộn lên đánh Sơn Tinh., hằng năm làm mưa gió, bão lụt trả thù.
==> Vai trò:
Quyết định phần chính yếu của câu truyện.
Nói lên thái độ người kể.
Giải thích hiện tượng lũ lụt.
Hai nhân vật còn lại chỉ tạo nguyên nhân cho câu chuyện phát triển, tạo nên sự đối đầu của Sơn Tinh và Thủy Tinh.
==> Ý nghĩa: nhân vật Sơn Tinh, qua việc làm, thể hiện mong ước chế ngự thiên tai của người Việt cổ khi đánh thắng Thuỷ Tinh.


b. Các sự việc chính, thể hiện chủ đề của tác phẩm tự sự, thường gắn với những nhân vật chính. Tóm tắt văn bản như sau:
Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu, nết na. Vua Hùng muốn kén cho nàng một người chồng xứng đáng.
Một hôm nọ, đến cầu hôn công chúa có hai vị thần, cả hai đều ngang tài, ngang sức với nhau,và đều xứng đáng để trở thành con rể của vua Hùng. Một người là Sơn Tinh - chúa vùng non cao. Một người làThuỷ Tinh - chúa vùng nước thẳm. Để lựa chọn được chàng rể xứng đáng, Vua Hùng bèn đặt ra điều kiện sính lễ:"Ngày mai ai mang lễ vật gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng,voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi đến trước thi ta sẽ gả con gái cho”.
Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến truớc, cưới được Mị Nương.Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nồi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa gọi gió, dâng nước sông lên cuồn cuộn làm cho thành Phong Châu ngập chìm trong nuớc. Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép bốc từng quả đồi, dời tùng dãy núi, đắp thành dựng luỹ, ngăn chặn dòng lũ. Hai bên đánh nhau kịch liệt. Cuối cùng Thuỷ Tinh đuối sức phải chịu thua. Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh vẫn làm mưa gió, bão lụt, dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng mang thất bại trở về.


c. Nhan đề cũng là một bộ phận quan trọng, thể hiện khái quát nội dung của tác phẩm. Nhan đề hay là nhan đề vừa phản ánh được chủ đề trung tâm của văn bản, vừa phải ngắn gọn, súc tích. Gọi tên văn bản theo tên nhân vật chính là cách thường gặp, nhất là trong các truyện kể dân gian.
Trong các tên gọi: Vua Hùng kén rể thì chưa thể hiện được chủ đề của truyện. Gọi là Truyện Vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh và Thuỷ Tinh thì vừa dài dòng, lại vừa không cho thấy được sự chú ý tới vai trò khác nhau giữa nhân vật chính và nhân vật phụ. Gọi là Bài ca chiến công của Sơn Tinh thì lại không thể hiện được rõ đối kháng giữa hai nhân vật chính là Sơn Tinh và Thuỷ Tinh.
Vì vậy, truyện có tên là Sơn Tinh, Thủy Tinh. Nếu đổi bằng các tên như đã nêu thì sẽ không thể hiện được nội dung mà truyện muốn thể hiện.


Bài 2 (Trang 38 SGK)
Cho nhan đề truyện: Một lần không vâng lời. Em hãy tưởng tượng để kể một câu chuyện theo nhan đề ấy. Em dự định sẽ kể sự việc gì, diễn biến ra sao, nhân vật của em là ai?
Bài làm:
Ta sẽ kể câu chuyện này theo thứ tự :
Tên sự việc
Do ai làm
Việc xảy ra ở đâu
Chuyện xảy ra lúc nào
Nguyên nhân
Diễn biến
Kết quả


Bài mẫu:
Trong cuộc đời, có lẽ đó là kỉ niệm không bao giờ quên đối với tôi. Một lần được bố mẹ dẫn đi chơi công viên, tôi vui thích vô cùng. Vì mỗi lần được đi chơi công viên là tôi lại được chơi cùng nhiều bạn, được chơi nhiều trò chơi thỏa thích trong khuôn viên rộng lớn. Mỗi lần đi chơi, bố mẹ đều dặn: "Con đừng chơi xa quá, đặc biệt không được chạy nhảy tung tăng xa bố mẹ quá". Tôi hào hứng vâng rất to. Nhưng vừa tuột khỏi bàn tay bố mẹ, tôi chạy nhảy vui chơi, chơi hết trò này đến trò khác nên chẳng mấy chốc tách ra bố mẹ lúc nào không biết. Càng đi tôi càng không tim thấy bố mẹ ở đâu nữa. Tôi ngồi vào một gốc cây ôm mặt khóc.


Lúc sau, nhận ra sự vắng mặt của tôi, bố mẹ lo lắng đi tìm. Tìm một lúc không thấy, bố mẹ đã nhanh trí chạy lại phòng bảo vệ nhờ bác ấy loa tìm cháu bé Nguyễn Gia Khánh, có bố Ngọc, mẹ Mai. Nghe thấy tiếng loa, tôi òa khóc lên, một bác đi thể dục gần đó lại hỏi, hiểu rõ sự tình câu chuyện và đưa tôi lại phòng bảo vệ gặp bố mẹ.


Sau sự việc ấy, tôi đã bị bố nặng lời trách mắng vì lo lắng. Tôi ân hận vô cùng và tự hứa sẽ không bao giờ trái lời bố mẹ nữa.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

TRAN THI THU TRANG trang

208 chủ đề

2330 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0