31/03/2021, 14:48

Bài soạn "Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang" số 5 - 6 Bài soạn "Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang" của Đi-phô lớp 9 hay nhất

I. Vài nét về tác giả - Đ. Đi- phô ( tên đầy đủ là Daniel Defoe) - Quê quán: sinh ra ở London, Anh - Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác: + Ông là một nhà văn, nhà báo, học giả kinh tế người Anh + Các sáng tác: Thủ lĩnh Singleton, Moll Flanders… II. Tác phẩm 1. Hoàn cảnh sáng ...

I. Vài nét về tác giả
- Đ. Đi- phô ( tên đầy đủ là Daniel Defoe)
- Quê quán: sinh ra ở London, Anh
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:
+ Ông là một nhà văn, nhà báo, học giả kinh tế người Anh
+ Các sáng tác: Thủ lĩnh Singleton, Moll Flanders…

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Rô- bin- xơn ngoài đảo hoang trích từ tiểu thuyết Rô- bin- xơn Cru- xô(1719). Đoạn trích kể chuyện lúc Rô- bin- xơn đã một mình sống ngoài đảo hoang 15 năm


2. Bố cục
- Đoạn 1: Mở đầu
- Đoạn 2: Trang phục của Rô- bin- xơn
- Đoạn 3: Trang của Rô- bin- xơn
- Đoạn 4: Diện mạo của Rô-bin-xơn


3. Tóm tắt Rô-bin-xơn Cru-xô
Rô-bin-xơn là một thanh niên cường tráng, dũng cảm ưa mạo hiểm, khao khát đi tới những miền đất lạ, thích vượt trùng dương. Chàng đi xuống tàu tại thương cảng Hơn, theo bạn đi Luân Đôn. Tàu bị đắm tại Yác-mao. Chẳng nhụt chí trước tai họa, chẳng mềm lòng trước lời kêu khốc của mẹ cha, Rô-bin-xơn làm quen với một thuyền trưởng tàu buôn đi sang Ghi-nê. Chuyến đầu tốt đẹp, chuyến thứ hai gặp cướp biển, bị bắt làm nô lệ ở Xa-lê. Hai năm sau trốn thoát, lưu lạc sang Bra-xin lập đồn điền. Có một tí vốn, 4 năm sau tại cùng bạn xuống tàu buôn đi Ghi-nê. Tầu gặp bão, bị đắm. Hầu hết đều chết, chỉ còn Rô-bin-xơn may mắn sống sót. Tàu đắm dạt vào một nơi gần đảo hoang. Chàng tìm cách lên đảo, làm lán trại, chuyên chở mọi thứ còn lại trên tàu đắm, từ khẩu súng, viên đạn đến lương thực lên đảo. Chàng săn bắn, kiếm ăn, trồng trọt, nuôi dê, làm đủ nghề như đan lát, nặn gốm v.v ... để duy trì cuộc sống đơn độc trên đảo hoang.
Đến năm thứ 25, Rô-bin-xơn do tình cờ cứu được một tù binh da đen bị thổ đân đưa lên đảo toan hành hình. Chàng đặt tên cho nạn nhân là Thứ Sáu. Ít lâu sau, chàng lại cứu được 2 tù binh, một người Tây Ban Nha và một da đen chính là người cha của Thứ Sáu, khi bọn thổ dân sắp hành hình. Hoang đảo đã có 4 người, cuộc sống đỡ cô đơn.
Một hôm có một chiếc tầu ghé đến đậu ở cái vịnh nhỏ gần đảo hoang. Bọn thủy thủ nổi loạn trói thuyền trưởng thuyền phó giải lên bờ định cho chết trên đảo. Chàng cứu giúp vị thuyền trưởng thu hồi được tàu. Chàng trở về Tổ quốc có Thứ Sáu cùng đi. Tính ra đã 28 năm, hai tháng, 19 ngày Rô-bin-xơn đã sống trên hoang đảo.


4. Ý nghĩa, giá trị
"Rô-bin-xơn Cru-xô" là một cuổn tiểu thuyết phiêu lưu viết dưới hình thức tự truyện của nhân vật Rô-bin-xơn. Rô-bin-xơn là một mẫu người lý tưởng rất đẹp như thích mạo hiểm, nhiều hoài bão có nghị lực phi thường, có tinh thần quả cảm, có khả năng và sức mạnh lao động sáng tạo để tự làm chủ cảnh ngộ, khắc phục khó khăn, chiến thắng thiên nhiên. Tình yêu thương đồng loại là một nét rất đẹp trong tâm hồn con người bất hạnh này.
Qua nhân vật Rô-bin-xơn, nhà văn Điphô muốn khẳng định một ý tưởng: Bản lĩnh phi thường nhất đinh phát huy sức manh và trí tuệ để cải tạo hoàn cảnh, bất thiên nhiên phục vụ cuộc sống con người. Trước cảnh ngộ kkhắc nghiệt, phải biết sống và sống lạc quan. Cuốn tiểu thuyết này đã ca ngợi tấm gương sáng của Rô-bin-xơn, rất hấp dẫn với lớp trẻ chúng ta.


III. Trả lời câu hỏi sách bài tập

Câu 1. Giải thích :

a) Các khái niệm : “bức chân dung”, “tự hoạ”.

b) Vì sao có thể nói Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang là bức chân dung tự hoạ (tự kể) của nhân vật ?

c) Vị trí (kể trước hay sau) và độ đậm nhạt (kể dài hay ngắn) của đường nét Rô-bin-xơn dành cho diện mạo của mình.

Trả lời:

Bài tập nhằm giúp HS hiểu rõ các khái niệm “bức chân dung” và “tự hoạ” được vận dụng trong văn bản Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang. Em chỉ cần làm văn miệng và ghi những ý chính vào sổ tay.

a) Yêu cầu em giải thích các khái niệm theo nghĩa đen, liên quan đến nghệ thuật hội hoạ ; Em có thể tra từ điển hoặc nhớ lại lời thầy (cô) giáo giảng trên lớp ; chú ý có loại chân dung chỉ vẽ khuôn mặt, có loại bán thân, có loại toàn thân.

b) Yêu cầu em dẫn ra những bằng chứng về phương thức kể chuyện và đối tượng miêu tả.

c) Muốn giải thích tốt, em nên nhập thân vào nhân vật Rô-bin-xơn trong hoàn cảnh lúc bấy giờ và hình dung mình như một hoạ sĩ đang tự vẽ chân dung.


Câu 2. Căn cứ vào những chi tiết có trong văn bản, hãy hình dung và kể lại bằng lời của mình về cuộc sống đầy gian khổ và tinh thần lạc quan, quyết tâm khắc phục mọi khó khăn của nhân vật Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang trong thời gian ấy.

Bài tập nhằm giúp em nắm vững nội dung văn bản, hiểu rõ những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật Rô-bin-xơn, từ đó rút ra bài học cho bản thân mình.

Em chỉ cần làm văn miệng ; nếu có thời giờ thì làm bài viết (có cả Mở bài, Kết bài) chừng khoảng một trang giấy khổ lớn. Lời kể trong bài làm là của mình chứ không phải của nhân vật như trong văn bản.

Bài làm cần nêu bật được ba ý lớn, đó là cuộc sống đầy gian khổ của Rô-bin-xơn, ý chí quyết tâm khắc phục mọi khó khăn của Rô-bin-xơn và tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn. Ba ý ấy có thể trình bày riêng rẽ hoặc lồng vào nhau.

Bài làm phải bám vào các chi tiết trong văn bản để triển khai những ý đó ; nếu mở rộng thêm, cũng phải căn cứ từ những gì có trong văn bản. Chẳng hạn, qua các chi tiết trong văn bản, ta có thể hình dung thời tiết trên đảo, sinh hoạt của Rô-bin-xơn trên đảo thời gian ấy,...

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trần Bảo Ngọc

227 chủ đề

44292 bài viết

0