31/03/2021, 14:49

Bài soạn "Phò giá về kinh" của Trần Quang Khải số 4 - 6 Bài soạn "Phò giá về kinh" của Trần Quang Khải lớp 7 hay nhất

KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ 1. Tác giả - Trần Quang Khải (1241 – 1294) là con trai thứ ba của vua Trần Thái Tông. Ông là vị tướng văn võ song toàn, từng có công rất lớn trong hai cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên (1281 – 1285 ; 1287 – 1288), được phong Thượng tướng. - Ông là một võ ...

KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ
1. Tác giả

- Trần Quang Khải (1241 – 1294) là con trai thứ ba của vua Trần Thái Tông. Ông là vị tướng văn võ song toàn, từng có công rất lớn trong hai cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên (1281 – 1285 ; 1287 – 1288), được phong Thượng tướng.
- Ông là một võ tướng kiệt xuất, được phong Thượng tướng, có công rất lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên (1284-1285; 1287-1288), đặc biệt là trong hai trận chiến thắng ở Hàm Tử và Chương Dương
- Ông còn là người có nhiều vần thơ “sâu lí xa thú” (Phan Huy Chú)

2. Tác phẩm

- Hoàn cảnh sáng tác: Sau chiến thắng vang dội ở Chương Dương, Hàm Tử, giải phóng kinh đô năm 1285, ông đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về kinh. Khi đó, ông đã tức cảnh làm bài thơ này.
- Bố cục: 2 phần
Phần 1 (hai câu thơ đầu): Hào khí chiến thắng của quân ta
Phần 2 (hai câu còn lại): Khát vọng muôn đời thái bình, độc lập
- Thể thơ
Được viết theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật
Bài thơ có 4 câu, mỗi câu 5 chữ
Thường gieo vần chân cuối câu 1, 2, 4
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

3. Giá trị nội dung

- Bài thơ phò giá về kinh với hình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng đã thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.

4. Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cô đọng, hàm súc
- Giọng điệu sảng khoái, hân hoan, tự hào
- Hình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng


ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

Câu 1 - Trang 68 SGK

Em hãy căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt ở chú thích để nhận dạng thể thơ của bài Tụng giá hoàn kinh sư về số câu, số chữ, cách hiệp vần.

Trả lời

Thể thơ Ngũ ngôn tứ tuyệt:

- Cả bài gồm có 4 câu

- Mỗi câu có 5 từ

- Hiệp vần: Các chữ cuối cùng của câu 2 và câu 4 hiệp vần với nhau


Câu 2 - Trang 68 SGK

Nội dung được thể hiện trong hai câu đầu và hai câu sau của bài thơ khác nhau ở chỗ nào? Hãy nhận xét về cách biểu ý và biểu cảm của bài thơ.

Trả lời

Nội dung bài thơ được thể hiện trong:

Hai câu thơ đầu: Nói về hào khí chiến thắng của dân tộc trong cuộc chống Mông- Nguyên xâm lược

+ Hai câu thơ đầu nói về chiến thắng quan trọng để giải phóng kinh đô Thăng Long còn nóng hổi tính thời sự mà tác giả đã góp phần công sức

+ Hai chiến thắng có sự góp sức của tác giả: chiến thắng Chương Dương và chiến thắng Hàm Tử.

+ Động từ mạnh “đoạt”, “cầm” để diễn tả sức mạnh hào hùng của dân ta trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

- Hai câu thơ sau: Khát vọng muôn đời thái bình, độc lập

+ Lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong cảnh thái bình

+ Khẳng định sự bền vững, thịnh trị của đất nước

+ Không chỉ là khát vọng của một người mà là quyết tâm của toàn dân tộc.

⇒ Bài thơ chính tới cảm hứng hào sảng, tự hào, kiêu hãnh trước những chiến công lẫy lừng, vang dội trước kẻ thù. Niềm tin, khát vọng dân tộc thái bình, thịnh trị. Bài thơ là khúc khải hoàn ca hùng tráng, cao đẹp của dân tộc.


Câu 3 - Trang 68 SGK

Cách biểu ý và biểu cảm của bài Phò giá về kinh và bài Sông núi nước Nam có gì giống nhau?

Trả lời

Tuy cách nhau đến hai thế kỉ nhưng hai bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh có nhiều điểm tương đồng:

- Điểm giống nhau:

+ Cả hai bài thơ đều là tiếng nói đầy hào khí của dân tộc

+ Khẳng định lòng tự tôn dân tộc và chủ quyền độc lập

+ Giọng điệu đanh thép, hào hùng

- Khác nhau:

+ Nam Quốc sơn hà: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

+ Phò giá về kinh: thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt


LUYỆN TẬP

Theo em, cách nói giản dị, cô đúc của bài thơ này có tác dụng trong việc thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình của dân tộc ta thời đại nhà Trần?

Trả lời

Cách nói giản dị, cô đúc của bài thơ này có tác dụng trong thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình của dân tộc ta thời đại nhà Trần:

- Bằng cách nói giản dị và hình thức diễn đạt cô đúc, tác giả đã cho ta thấy được 2 vấn đề quan trọng của đất nước: thành quả thời kì chiến tranh và khi đất nước trở lại thái bình.

- Bài thơ đã thể hiện được hào khí Đông A (nhà Trần): đây là một trong những đặc điểm tinh thần nổi bật của quân dân, tướng sĩ Đại Việt đầu đời Trần – đó là lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và khí thế quyết tâm mãnh liệt của nhân dân ta.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Nguyễn Mỹ Hương

187 chủ đề

43907 bài viết

0