31/03/2021, 14:52

Bài soạn "Ông lão đánh cá và con cá vàng" số 4 - 6 Bài soạn "Ông lão đánh cá và con cá vàng" lớp 6 hay nhất

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM Tác giả : A. Puskin (1799 - 1837) - đại thi hào Nga - kể lại bằng 205 câu thơ trên cơ sở truyện dân gian Nga, Đức. Nội dung: Truvện ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu, đồng thời phê phán lòng tham, sự bội bạc của người đời. Mụ vợ ông ...

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Tác giả: A. Puskin (1799 - 1837) - đại thi hào Nga - kể lại bằng 205 câu thơ trên cơ sở truyện dân gian Nga, Đức.


Nội dung: Truvện ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu, đồng thời phê phán lòng tham, sự bội bạc của người đời. Mụ vợ ông lão là một kẻ tham lam. Mụ có lòng tham vô đáy. Phản ứng tăng lên của biển cả tỉ lệ thuận với lòng tham của mụ vợ (mụ đòi cái máng mới => biển gợn sóng êm ả, đòi cái nhà rộng => biển xanh nổi sóng, đòi nhất phẩm phu nhân -> biển nổi sóng dữ dội, đòi làm nữ hoàng => biển nối sóng mù mịt, đòi làm Long Vương ==> biển nồi sóng ầm ầm). Cá vàng trả ơn cho chồng mụ cũng chính là cá trở thành ân nhân của mụ. Do đó, sự vong ân cua mụ không chỉ với ông chồng của mình mà còn cả với cá vàng nữa. Biển cả và cá vàng cũng giận ông lão vì sự khờ dại, nhân nhượng, nhu nhược. Tính nhu nhược tạo cơ hội cho kẻ xấu, kẻ ác tiếp tay cho cường quyền, bạo lực, vua chúa lộng hành.


Nghệ thuật: Truyện ông lão đánh cá và con cá vàng do A. Puskin kể lại sử dụng những biện pháp nghệ thuật rất tiêu biểu của truyện cổ tích như: sự lặp lại tăng tiến của các tình huống cốt truyện, sự đối lập giữa các nhân vật, sự xuất hiện các yếu tố tưởng tượng hoang đường. Truyện ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng những kẻ tham lam bội bạc.


Tóm tắt tác phẩm: Ông lão đánh cá và con cá vàng kể về câu chuyện một ông lão nghèo làm nghề đánh cá ngoài biển. Một hôm, ông đi ra biển, lần thứ nhất ông kéo lưới, vớt lên ông chỉ thấy có bùn. Lần tiếp theo ông kéo lưới cũng chỉ thấy rong rêu. Vào lần thứ ba, ông lão tiếp tục kéo lưới và bắt được một con cá vàng. Lúc đó, cá vàng tha thiết van xin ông lão thả ra và hứa sẽ trả ơn cho ông, thương chú cá, ông lão thả cá trở lại về với biển.
Về nhà, ông lão kể lại chuyện thả cá vàng cho mụ vợ nghe. Mụ mắng lão một trận và năm lần bắt ông lão ra biển, đòi cá vàng đáp ứng hết yêu cầu này đến yêu cầu khác ngày càng quá đáng của mụ:Lần thứ nhất mụ đòi cá giúp cho một chiếc máng lợn mới. Lần thứ hai, mụ vợ lại "quát to hơn" và bắt ông lão ra biển đòi cá vàng một cái nhà rộng. Lần thứ ba, mụ vợ lại "mắng như tát nước vào mặt" ông lão và đòi làm một bà nhất phẩm phu nhân. Lần thứ tư, mụ vợ lại "mắng lão một thôi" và đòi cá cho làm nữ hoàng. Lần thứ năm, mụ muốn làm Long Vương để bắt cá vàng hầu hạ. Tức giận trước yêu cầu quá đáng đó, cá vàng lấy lại mọi thứ đã ban cho. Khi ông lão từ biển trở về thì thấy trước mắt mình là túp lều tranh rách nát ngày xưa, còn mụ vợ thì đang ngồi trên bậc cửa trước cái máng lợn sứt mẻ.


B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: (Trang 96 - SGK Ngữ văn 6) Trong truyện, mấy lần ông lão ra biển gọi cá vàng? Việc kể lại những lần ông lão ra biển gọi cá vàng là biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích. Hãy nêu tác dụng của biện pháp này.

Bài làm:
Trong truyện, có đến năm lần ông lão ra biển gọi cá vàng. Biện pháp này nhằm nhấn mạnh và khắc sâu một nội dung của truyện, góp phần bộc lộ chủ đề của tác phẩm. Việc lặp lại hành động của ông lão đã khắc sâu thêm tính cách của mụ vợ. Sự lặp lại đó không làm cho truyện bì nhàm chán mà khiến người đọc cảm thấy rõ hơn tính cách của hai nhân vật:một người nhu nhược sợ vợ, còn người kia thì tham lam vô độ.


Câu 2: (Trang 96 - SGK Ngữ văn 6) Mỗi lần ông lão ra biển gọi cá vàng, cảnh biển thay đổi như thế nào? Vì sao?
Bài làm:
Lần 1 : yêu cầu cái máng lợn ăn – biển gợn sóng êm ả.
Lần 2 : yêu cầu có tòa nhà đẹp – biển xanh đã nổi sóng.
Lần 3 : yêu cầu thành bà nhất phẩm phu nhân – biển nổi sóng dữ dội.
Lần 4 : yêu cầu thành nữ hoàng – biển nổi sóng mù mịt.
Lần 5 : yêu cầu làm Long Vương – biển nổi sóng ầm ầm.
Qua đó có thể thấy những yêu cầu ngày càng quá quắt của mụ vợ đã khiến sóng biển cũng nổi giận tăng dần. Thiên nhiên giận dữ hay đó chính là sự giận sự của nhân dân đối với sự tham lao của bà vợ.


Câu 3: (Trang 96 - SGK Ngữ văn 6) Em có nhận xét gì về lòng tham và sự bội bạc của nhân vật mụ vợ? Sự bội bạc của mụ vợ đối với chồng đã tăng lên như thế nào? Khi nào sự bội bạc của mụ đi tới tột cùng? (Chú ý thái độ của mụ đôi với cá vàng thể hiện ở ý muốn cuối cùng).
Bài làm:
Lần 1: Đòi một cái máng lợn. Mụ vợ mắng ông lão là đồ ngốc sao lại không bắt con cá đền cái gì è Sự đòi hỏi là chính đáng, song thái độ đối xử với ông lão là không đúng
Lần 2, mụ đòi cái nhà đẹp. Mụ đã mắng ông lão là đồ ngu và không để ông lão yên chút nào è Sự đòi hòi bắt đầu quá đáng. Thái độ đối với ông lão là không chấp nhận được
Lần 3: mụ đòi làm nhất phẩm phu nhân. Mụ mắng ông lão như tát nước vào mặt == > Mụ không chỉ tham lam về của cải mà còn đối xử một cách hách dịch với chồng của mình
Lần 4: mụ đòi làm nữ hoàng và đã tát vào mặt ông lão tội nghiệp, và nổi trận lôi đình è lòng tham vô đáy, mụ không chỉ tham lam mà còn đối xử rất tàn nhẫn, vô ơn với người chồng của mình.
Lần 5: Sự bội bạc đi tới tột cùng, mụ đòi làm Long Vương , sai người bắt chồng mìnhè Lòng tham vượt quá giới hạn và biến mụ trở thành kẻ xấu xa, độc ác, tàn nhẫn.


Câu 4: (Trang 96 - SGK Ngữ văn 6) Câu chuyện đã được kết thúc như thế nào? Ý nghĩa của cách kết thúc đó.
Bài làm:
Câu chuyện được kết thúc khi ông lão trở về nhà nhìn thấy mụ vợ và cái máng lợn sứt mẻ. Đây là cách kết thúc truyện độc đáo, theo lối vòng tròn không có hậu.
Nhân vật được đưa về với điểm xuất phát của chính mình: Với ông lão, việc trở về cuộc sống bình thường hẳn sẽ tốt hơn rất nhiều. Còn với mụ vợ, con người không có chút công lao gì với cá vàng mà lại đòi hỏi quá nhiều thì việc mất hết những gì mụ đã có là một sự trừng phạt đích đáng cho thói tham lam vô độ và sự bội bạc.


Câu 5: (Trang 96 - SGK Ngữ văn 6) Cá vàng trừng trị mụ vợ vì tội tham lam hay bội bạc, nêu ý nghĩa tượng trưng của hình tượng con cá vàng.
Bài làm:
Cá vàng trừng trị mụ vợ vì hai tội: tham lam và bội bạc, trong đó lòng tham đã làm mụ mù quáng, trở nên ích kỉ, xấu xa và tàn nhẫn. Chính sự bội bạc, vô ơn đã dẫn đến sự trừng trị dành cho mụ
Hình tượng cá vàng chính là công lí của nhân dân, là thái độ của nhân dân, những kẻ tham lam độc ác sẽ bị trừng trị thích đáng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trịnh Ngọc Trinh

226 chủ đề

43560 bài viết

0