31/03/2021, 14:49

Bài soạn "Những đứa trẻ" của M. Go-rơ-ki số 5 - 6 Bài soạn "Những đứa trẻ" của M. Go-rơ-ki lớp 9 hay nhất

I.Tìm hiểu chung 1, Tác giả Maksim Gorky Nhà văn, nhà chính trị Nga vào thế kỉ 20 Nổi tiếng trong trào lưu hiện thực 2, Tác phẩm Những đứa trẻ Trích “Thời thơ ấu” (1913-1914) II Đọc hiểu văn bản Những đứa trẻ Câu 1 trang 233 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1 Bố cục văn bản ...

I.Tìm hiểu chung

1, Tác giả

Maksim Gorky
Nhà văn, nhà chính trị Nga vào thế kỉ 20
Nổi tiếng trong trào lưu hiện thực
2, Tác phẩm

Những đứa trẻ
Trích “Thời thơ ấu” (1913-1914)


II Đọc hiểu văn bản Những đứa trẻ

Câu 1 trang 233 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1

Bố cục văn bản chia làm 3 phần

Phần 1: Từ đầu đến “ấn em nó cúi xuống”: Sự gắn bó giữa những đứa trẻ, tình bạn trong sáng
Phần 2: Tiếp đến “không được đến nhà tao”: Sự ngăn cản tình bạn
Phần 3: Còn lại: Sự gắn kết bền chặt của tình bạn
Những chi tiết lặp lại trong truyện để lại ấn tượng sâu sắc: “Những đứa trẻ, những con chim, truyện cổ tích người, dì ghẻ, người bà hiên hậu”. Tất cả những chi tiết ấy tạo nên sự gắn kết chặt chẽ của truyện


Câu 2 trang 233 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1

Hoàn cảnh có cậu bé A-li-ô-sa và ba đứa trẻ:

A-li-o-sa mồ côi cha, sống với mẹ và ông bà ngoại
Ba đứa trẻ khác đều mồ côi mẹ và sống với dì ghẻ.
Chúng đều thiếu thốn tình cảm gia đình
Hoàn cảnh gia đình:

Những đứa trẻ sống trong gia đình thượng lưu, cha chúng là đại tá thuộc tầng lớp cao
A-li-ô-sa thuộc tầng lớp thấp trong xã hội
Hoàn cảnh khác biệt cũng chính là lí do tình bạn của những đứa trẻ và a-li-o-sa bị ông đại tá cấm đoán


Câu 3 trang 233 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1

Hình ảnh của ba đứa trẻ trong đoạn trích thể hiện sự trong sáng, ngây thơ, dễ gần. Đó là những đứa trẻ ngoan luôn nghe theo sự dạy dỗ của cha mẹ và sống chuẩn mực
Tuy chúng sống một cuộc sống của giới thượng lưu nhưng chúng chưa từng được vui vẻ thật sự cho đến khi gặp A-li-o-sa và nhận được sự cảm thông sâu sắc từ cậu bé


Câu 4 trang 233 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1

Chuyện đời thường và chuyện cổ tích được lồng vào nhau trong nghệ thuật kể chuyện của Gorky thông qua chi tiết liên qua đến người mẹ và người bà, yếu tố thực và ảo kết hợp tạo nên bố cục hài hòa , sự hấp dẫn cho chyện đồng thời tạo nên mạch dẫn gắn liền các yếu tố khác nhau. Dùng hình ảnh của hai thế giới để gợi tả lẫn nhau.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trần Bảo Ngọc

227 chủ đề

44292 bài viết

0