31/03/2021, 14:49

Bài soạn "Những câu hát châm biếm" số 5 - 6 Bài soạn "Những câu hát châm biếm" lớp 7 hay nhất

I. Tìm hiểu chung Ca dao là thơ ca dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc. Châm biếm là một trong những thủ pháp nghệ thuật dùng lời lẽ sắc sảo, cay độc, thâm thuý để vạch ...

I. Tìm hiểu chung

Ca dao là thơ ca dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc.
Châm biếm là một trong những thủ pháp nghệ thuật dùng lời lẽ sắc sảo, cay độc, thâm thuý để vạch trần thực chất xấu xa của những đối tượng (cá nhân) và hiện tượng này hay khác trong xã hội.
Ca dao châm biếm là những câu hát phơi bày các mâu thuẫn trong xã hội cũ, phê phán, vạch trần những thói hư tật xấu của những hạng người và những sự việc đáng cười trong xã hội qua những biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, tượng trưng, nói ngược và phóng đại,…


II. Hướng dẫn Soạn bài

Câu 1 trang 52 SGK văn 7 tập 1

Bài ca dao 1, “chú tôi” được giới thiệu là “hay tửu hay tăm”; “hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa”; “ngày ước những ngày mưa”; “đêm ước đêm thừa trống canh”.

Từ “hay” thường được dùng đi kèm với những danh từ chỉ sự tốt đẹp của con người nhưng từ “hay” ở đây lại đặt với những thói hư tật xấu:

hay tửu hay tăm: chân dung một kẻ nát rượu
hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa: chân dung một người chỉ thích ăn chơi hưởng thụ
ngày thì ước những ngày mưa/ đêm ước đêm thừa trống canh: chân dung của một kẻ biếng làm
Ý nghĩa hai dòng đầu:

Cô yếm đào là biểu tượng cho sự trẻ trung, xinh đẹp.
Lặn lội bờ ao là biểu thị cho sự cần cù chăm chỉ. Hình ảnh cô gái hoàn toàn trái ngược với "chú tôi". Ý nói một ông chú lười biếng, nát rượu như thế mà lại định mai mối cho một cô yếm đào đẹp người, đẹp nết đến vậy = > Nhằm tạo nghịch cảnh gây cười.
Bài này châm biếm hạng người lười nhác, chỉ thích hưởng thụ, không muốn lao động.


Câu 2 trang 52 SGK văn 7 tập 1

Bài 2 nhại lại lời của một thầy bói nói với một cô gái.

Nhận xét về lời của thầy bói: Thầy bói nói toàn là những chuyện hiển nhiên, ai cũng biết và có thể đoán ra như: cô gái không nghèo sẽ giàu, ngày ba mươi tết có thịt treo trong nhà, cô gái có mẹ, có cha, cha là đàn ông, mẹ là đàn bà, cô gái có chồng, có con,… Một kiểu nói nước đôi mà luôn đúng mọi trường hợp.
Bài này những thầy bói chuyên lừa lọc người khác để kiếm tiền, trục lợi.
Đồng thời cảnh tình những người mê tín dị đoan, thiếu hiểu biết, nhẹ dạ, cả tin, mất tiền cho kẻ khác một cách vô ích.
Những bài ca dao có nội dung tương tự:

“Đom đóm đầy ngỡ là ma
Thầy bỏ thầy chạy
Rơi khăn rơi dãy
Rơi cả cục xôi
Thầy ngồi thầy réo
Ma bắt thầy đi’’


Câu 3 trang 52 SGK văn 7 tập 1

Ý nghĩa tượng trưng:

Con cò: những người nông dân trong xã hội thân phận nhỏ bé.
Cà cuống: những kẻ có vai vế, địa vị trong làng xã như xã trưởng, lí trường
Chim ri, chim mào: những kẻ tay chân của xã trưởng, lí trưởng như: cai lệ, lính lệ
Chim chích: anh mõ đi rao việc làng.
Lựa chọn các con vật đóng vai như vậy lí thú ở chỗ:

Làm cho cảnh tượng trở nên sinh động lí thú. Một xã hội loài người được thực hiện ra qua xã hội của loài vật.
Mỗi con vật có những hành động và đặc trưng riêng đúng với hạng người mà nó đóng vai.
Ý nghĩa phê phán trở nên sâu sắc kín đáo hơn.

Cảnh tượng trong bài không hề phù hợp với đám ma vì những người đến đám không mang bộ dạng xót thương mà hoàn toàn vụ lợi.
Bài ca dao phê phán hủ tục ma chay vô lí ở làng quê làm khổ người dân nghèo.


Câu 4 trang 52 SGK văn 7 tập 1

Bài 4, hình ảnh cậu sai được miêu tả rất nghịch lí khi: “nón dấu lông gà”, “ngón tay đeo nhẫn” nhưng khi có chuyến sai thì “áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê”.
Từ đó cho ta nhận ra bản chất thì cậu sai là một người chỉ có cái danh quyền lực khi mà ba năm mới có một chuyến sai, ba năm mới được một lần ra oai. Bề ngoài với tay nhẫn, nón dấu thì có vẻ giàu có nhưng thực chất cũng nghèo nàn, phải đi mượn áo quần để ra oai.
Bài ca dao này dùng biện pháp nghệ thuật đối lập và cách nói phóng đại để châm biếm.


III. Luyện tập

Câu 1 trang 53 SGK văn 7 tập 1

Nhận xét về sự giống nhau của 4 bài ca dao trong văn bản. Cả 4 ý kiến đã cho đều đúng

Cả bốn bài đều có hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng.
Tất cả đều sử dụng biện pháp phóng đại.
Cả bốn bài đều có nội dung và nghệ thuật châm biếm.
Nghệ thuật tả thực có trong cả 4 bài.


Câu 2 trang 53 SGK văn 7 tập 1

Những câu hát châm biếm nói trên giống với truyện cười dân gian ở điểm: Bằng cách xây dựng những nghịch lí trong sự việc để tạo ra tiếng cười đả kích sâu cay.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Hồng Quyên

225 chủ đề

2179 bài viết

0