31/03/2021, 14:49

Bài soạn "Nhớ đồng" của Tố Hữu số 4 - 6 Bài soạn "Nhớ đồng" của Tố Hữu lớp 11 hay nhất

I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành Ông không chỉ là một nhà thơ tài ba mà còn là một nhà chiến sĩ cách mạng anh dũng quả cảm Ngay từ nhỏ Tố Hữu đang thể hiện được tình yêu với văn học Sinh ra trong thời đại nước mất nhà tan Tố Hữu ý thức được ...

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành
Ông không chỉ là một nhà thơ tài ba mà còn là một nhà chiến sĩ cách mạng anh dũng quả cảm
Ngay từ nhỏ Tố Hữu đang thể hiện được tình yêu với văn học
Sinh ra trong thời đại nước mất nhà tan Tố Hữu ý thức được trách nhiệm của mình và trở thành một người cách mạng cứu nước
Sự nghiệp sáng tác của ông gắn liền với con đường cách mạng. Nói cách khác gần như những tập thơ của Tố Hữu đều nói đến những gì của xã hội ở thời điểm chặng đường đó: ví như trong cuộc kháng chiến chống Pháp Tố Hữu sáng tác tập thơ Từ Ấy…
Các tập thơ lớn của Tố Hữu để lại vô cùng có ý nghĩa


2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác: năm 1939 chiến tranh thế giới thứ hai có nguy cơ bùng nổ, trước tình hình đó Pháp tập trung đàn áp phong trào đấu tranh ở Đông Dương. Trong khi ấy nhà thơ Tố Hữu hăng hái hoạt động khi được kết nạp Đảng vừa được một năm thì bỗng dưng bị thực dân Pháp bắt giam. Chí lớn còn đang dang dở mà nhà tù thì chật hẹp vô cùng. Trong tình cảnh ấy nhà thơ đã viết bài thơ này để bày tỏ nỗi nhớ, sự khao khát tự do của mình

b. Vị trí xuất xứ: bài thơ được in trong phần xiềng xích của tập thơ Từ ấy

c. Đề tài: nhà thơ nhớ cuộc sống bên ngoài nhà tù

d. Chủ đề: vấn đề nhà thơ nhớ da diết cuộc sống bên ngoài nhà tù

e. Tư tưởng: thể hiện sự khát khao tự dó và yêu cuộc sống bên ngoài của nhà thơ

d. Bố cục: 3 phần:

Phần 1: 9 khổ thơ đầu: nỗi nhớ của người cộng sản với cuộc sống bên ngoài nhà tù
Phần 2: 2 khổ tiếp: nhà thơ nhớ về bản thân mình những ngày chưa bị giam cầm
Phần 3: còn lại: trở lại thực tại phòng giam ngột ngạt


II. Trả lời câu hỏi

Câu 1 (trang 48 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)
Tiếng hò vọng vào nhà tù trở thành cảm hứng cho bài thơ vì:
- Tiếng hò gợi cảm giác quen thuộc, thân thương bởi quê hương tác giả, xứ Huế, vốn là mảnh đất của những tiếng hò, những làn điệu dân ca trữ tình.
- Tiếng hò cất lên lẻ loi giữa trưa vắng, tĩnh lặng gợi sự đồng cảm với cảnh ngộ cô độc của người tù.
- Tiếng hò khiến người tù càng khắc khoải với nghịch cảng bị giam cầm, ngăn cách với cuộc sống bên ngoài.

Câu 2 (trang 48 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

Hiệu quả nghệ thuật của những câu thơ điệp khúc trong việc thể hiện nỗi nhớ của tác giả:
- Những câu thơ điệp khúc: Gì sâu bằng… (4 lần); Đâu… (11 lần).
- Hiệu quả nghệ thuật:
+ Tạo nhịp điệu, tạo tính nhạc cho toàn bài thơ.
+ Gây được sức ám ảnh lớn, nhấn mạnh tâm trạng nhớ thương da diết những hình ảnh, những kỉ niệm đẹp đẽ của quê hương và cuộc sống bên ngoài.
+ Khắc sâu nghịch cảnh giam cầm tù túng, cô đơn của người tù.
+ Toàn bài thơ dường như cũng trở thành tiếng hò miên man, buồn bã của người tù.

Câu 3 (trang 48 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

Niềm yêu quý thiết tha và nỗi nhớ da diết của nhà thơ với quê hương, đồng bào được diễn tả thể hiện qua:
- Hệ thống hình ảnh mộc mạc, bình dị, quen thuộc.
- Từ ngữ: giản dị, trong sáng, gợi cảm.
- Giọng điệu: tha thiết, bồi hồi, mong ngóng.

Câu 4 (trang 48 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

Cảm nghĩ về niềm say mê lí tưởng, khát khao tự do và hành động của nhà thơ qua đoạn “Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi” đến hết bài:
Niềm say mê lí tưởng, khát khao tự do được bày tỏ chân thành và xúc động qua sự hồi tưởng về cuộc đời của chính mình:
- Trước khi giác ngộ lí tưởng: vô định, băn khoăn, quanh quẩn (câu 31 -> câu 34).
- Khi bắt gặp lí tưởng cách mạng: say mê, vui sướng, hạnh phúc (câu 35 -> câu 38).
- Quay về hiện tại: buồn thảm vì bị giam cầm và khát khao trở lại với cuộc đời cách mạng tự do, cháy sáng.
=> Trung thành với lí tưởng cách mạng, khát khao tự do và khát khao hành động cháy bỏng.

Câu 5 (trang 48 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

Sự vận động của tâm trạng tác giả trong bài thơ:
- Tâm trạng cô đơn, hiu quạnh khi nghe tiếng hò trong nhà tù ngột ngạt.
- Tâm trạng mong nhớ thiết tha hướng về cuộc sống và quê hương bên ngoài.
- Hồi tưởng lại cuộc đời của chính mình, từ những ngày vô định trước khi gặp cách mạng đến khi hạnh phúc trong ánh sáng của lí tưởng.
- Khát khao ra khỏi nhà tù, về với tự do.
- Thương nhớ quê hương, đồng ruộng.

Bố cục

Bố cục: (3 phần)
- Phần 1 (Từ đầu đến thiệt thà): Nỗi nhớ da diết cuộc sống bên ngoài nhà tù.
- Phần 2 (Tiếp theo đến ngát trời): Nỗi nhớ về chính mình trong những ngày chưa bị giam cầm.
- Phần 3 (Còn lại): Trở lại thực tại trại giam cầm lòng trĩu nặng với nỗi nhớ triền miên.

Nội dung chính

- Bài thơ là tiếng lòng da diết với cuộc đời, cuộc sống tự do và say mê cách mạng của nhân vật trữ tình.
- Thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của chính mình.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

TRAN THI THU TRANG trang

208 chủ đề

2330 bài viết

0