31/03/2021, 14:53

Bài soạn "Ngôi kể trong văn tự sự" số 5 - 6 Bài soạn "Ngôi kể trong văn tự sự" lớp 6 hay nhất

I- Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự Câu hỏi: a. Đoạn 1 được kể theo ngôi thứ ba. Dấu hiệu: Người kể giấu mình Không biết ai kể Gọi các nhân vật bằng tên gọi của họ b. Đoạn 2 được kể theo ngôi thứ nhất. Dấu hiệu: Người kể hiện diện, xưng “tôi”: Dế Mèn c. Người ...

I- Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự

Câu hỏi:

a. Đoạn 1 được kể theo ngôi thứ ba. Dấu hiệu:

Người kể giấu mình
Không biết ai kể
Gọi các nhân vật bằng tên gọi của họ
b. Đoạn 2 được kể theo ngôi thứ nhất. Dấu hiệu:

Người kể hiện diện, xưng “tôi”: Dế Mèn

c. Người xưng “tôi” trong đoạn 2 là nhân vật Dế Mèn

d. Ngôi thứ nhất có thể kể tự do, không bị hạn chế. Ngôi kể thứ ba chỉ được kể những gì mình đã biết và đã trải qua

đ. Nếu đổi thành ngôi thứ ba, thay “tôi” bằng Dế Mèn thì đoạn văn sẽ mất đi tính chân thực

e. Không thể đổi ngôi kể thứ ba thành ngôi kể thứ nhất vì đoạn văn sẽ mất đi tính khách quan


II- Luyện tập

Câu 1 trang 89 SGK văn 6 tập 1:

Nếu đổi ngôi kể trong đoạn văn thành ngôi thứ ba:

Đoạn văn mới thêm tính khách quan, như đang xảy ra, hiển hiện trước mắt người đọc


Câu 2 trang 89 SGK văn 6 tập 1:

Nếu đổi ngôi kể trong đoạn văn thành ngôi thứ nhất:

Đoạn văn là Thanh tự kể, tô đậm thêm sắc thái tình cảm


Câu 3 trang 90 SGK văn 6 tập 1:

Truyện Cây bút thần kể theo ngôi thứ ba vì:

Không có nhân vật nào xưng tôi khi kể
Người kể có thể linh hoạt, tự do kể những gì diễn ra với Mã Lương


Câu 4 trang 90 SGK văn 6 tập 1:

Trong truyện truyền thuyết, cổ tích, người ta hay kể chuyện theo ngôi thứ ba mà không kể theo ngôi thứ nhất vì:

Giữ không khí truyền thuyết, cổ tích
Giữ khoảng cách giữa người kể và các nhân vật trong truyện
Đây là những câu chuyện kể của tập thể, được lưu truyền trong dân gian chứ không phải theo quan sát, nhận xét của bản thân người kể


Câu 5 trang 90 SGK văn 6 tập 1:

Khi viết thư thường dùng ngôi kể thứ nhất, có thể xưng: tôi, em, con, cháu...


Câu 6 trang 90 SGK văn 6 tập 1:

Dịp sinh nhật vừa rồi, mẹ đã tặng em một món quà rất ý nghĩa: đó là cuốn sách mà em đã thích từ lâu. Khi nhận được món quà ấy, em vô cùng ngạc nhiên và vui sướng. Em biết ơn mẹ rất nhiều. Món quà ấy chính là sự động viên mẹ dành cho em, hy vọng em có thể học tập tốt hơn. Để không phụ lòng mẹ, em sẽ cố gắng học hành chăm chỉ, trở thành con ngoan trò giỏi để mẹ vui lòng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

nhi nguyen

238 chủ đề

2591 bài viết

0