31/03/2021, 14:52

Bài soạn "Nghĩa của từ" số 5 - 6 Bài soạn "Nghĩa của từ" lớp 6 hay nhất

KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG 1.Nghĩa của từ là gì ? Từ bao gồm hai phần : phần hình thức và, phần nội dung. Phần hình thức được thể hiện ra thành chữ khi viết, thành tiếng khi đọc. Phần nội dung được thể hịện ra thành nghĩa của từ. Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị. Nội ...

KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1.Nghĩa của từ là gì ?

Từ bao gồm hai phần : phần hình thức và, phần nội dung. Phần hình thức được thể hiện ra thành chữ khi viết, thành tiếng khi đọc. Phần nội dung được thể hịện ra thành nghĩa của từ.

Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị. Nội dung đó có thể là sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ. Khi ta nhìn một chữ, hoặc nghe một tiếng mà ta hiểu được chữ đó, tiếng đó biểu thị cái gì là ta đã hiểu được nghĩa của từ đó.

Ví dụ, khi ta nghe ai đọc từ tập quấn mà trong đầu ta hiểu được rằng từ đó biểu thị “thói quen của một cộng đồng được hình thành từ lâu trong đời sống, được mọi người làm theo” là ta đã hiểu nghĩa của từ này.


2.Cách giải thích nghĩa của từ .

Có thể giải thích nghĩa của từ theo nhiều cách khác nhau. Trong SGK đã đưa ra hai cách giải thích nghĩa thường gặp nhất:

-Cách thứ nhất là giải thích, bằng việc trình bày khái niệm mà từ biểu thị. Để có thể giải thích nghĩa theo cách này, các em cần phải chịu khó xem từ điển và học cách giải thích của từ điển rồi tự rút cho mình cách giải thích sao cho ngắn gọn và dễ hiểu.

-Cách thứ hai là giải thích bằng việc đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích. Muốn giải thích được bằng cách này, các’ em cần phải không ngừng làm giàu vốn từ đồng nghĩa và trái nghĩa của minh.


GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA

Câu 1. Có thể coi mỗi chú thích có trong SGK là một lời giải thích nghĩa. Để nhận ra chú thích giải nghĩa theo cách nào, các em có thể xem lời giải thích đó có sử dụng từ. đồng nghĩa, trái nghĩa không. Nếu không có thì đó là giải thích theo cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị (cách 1). Nếu có thì đó là giải thích theo cách dùng từ đổng nghĩa, trái nghĩa (cách 2).

Cũng cần chú ý thêm rằng, có những lời giải thích ‘sử dụng đan xen, phối hợp cả hai loại : vừa giải thích theo cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị, vừa giải thích theo cách dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa.

Dưới đây là một số chú thích đã có trong SGK :

-Cầu hôn : xin được lấy làm vợ (cách l).

-Phán : truyền bảo (cách 2).

-Sính lễ : lễ vật nhà trai đem đến nhà gái để xin cưới (cách 1).

-Tâu : thưa trình (cách 2).

-Nao núng : lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa (phối hợp cả cách 2 và cách 1).


Câu 2.Ta có nhận xét: Các từ ghép trên cùng có chung yếu tố học: Vì thế, sự khác nhau chủ yếu được tạo ra bởi các yếu tố đứng sau. Để điền đúng, Các em hãy tìm hiểu sự khác biệt của các yếu tố :

-hỏi: nói ra điều mình muốn người khác trả lời cho rõ ;

-tập : luyện tập, rèn luyện ;

-hành : thực hành.

Dựa vào nghĩa của các yếu tố đứng sau như vừa chỉ ra ở trên, các em có thể điền như sau :

-học tập : học và luyện tập để có hiểu biết, có kĩ năng.

-học lỏm : nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo, chứ không được ai trực tiếp dạy bảo.

-học hỏi: tìm tòi, hỏi han để học tập.

-học hành : học văn hoá có thầy, có chương trình, có hướng dẫn (nói một cách khái quát).


Câu 3. Cách giải bài tập này tương tự bài tập 2. Các em có thể tham khảo nghĩa của từng yếu tố như sau :

-trung : ở vào khoảng giữa ;

-gian : phần giới hạn ;

-niên : năm ;

-bình : ngang nhau.

Dựa vào nghĩa của từng yếu tố này, các em có thể điền như sau :

-trung bình : ở vào khoảng giữa trong bậc thang đánh giá, không khá cũng không kém, không cao cũng không thấp,

-trung gian : ở vị trí chuyển tiếp hoặc nối liền giữa hai bộ phận, hai giai đoạn, hai sự vật,…

-trung niên : đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa già.


Câu 4. Các em có thể tham khảo những cách giải thích sau :

-giếng : hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất, thường để lấy nước (cách 1);

-rung rinh : rung động, đung đưa (cách 2);

-hèn nhát : thiếu can đảm đến mức đáng khinh (cách 1) ; run sợ đớn hèn (cách 2).


Câu 5. Từ mất có nhiều nghĩa :

-nghĩa 1 : không còn thuộc về mình nữa. Ví dụ : mất của, mất cái ví ;

-nghĩa 2 : không có, không thấy. Ví dụ : mất tín hiệu, mất liên lạc ;

-nghĩa 3 : không có ở mình nữa. Ví dụ : mất tự nhiên, mất lòng tin.

Nhân vật Nụ vì sợ cô chủ mắng nên đã lợi dụng việc cô chủ hiểu từ mất theo nghĩa thứ hai (không nhìn thấy) để bào chữa việc đánh rơi mất cái ống vôi của cô chủ xuống lòng sông (hiểu theo nghĩa thứ nhất : không còn thuộc về mình nữa, không; thể sử dụng được nữa vì nó đã ở dưới lòng sông, không thể lấy lại được).


THAM KHẢO

Đánh trống bỏ dùi

Thoạt nghe, tưởng chừng thành ngữ “đánh trống bỏ dùi” chẳng có vấn đề gì về mặt chữ nghĩa, vậy mà chính nó là một thành ngữ khá phức tạp, không đơn giản như nhiều người vẫn hiểu. Tất cả.cũng chỉ tại một chữ dùi!

Thông thường, nhiều người diễn ‘giải rằng “đánh trống bỏ dùi” là dùng dùi để đánh trống và đánh xong thì đem vất dùi đi. Từ đó mà suy diễn ra nghĩa của thành ngữ. Có người còn suy ra là người đánh trống, khi xong công việc thì chỉ mang trống về, chỉ giữ gìn lấy trống mà vất dùi lại, chẳng tiếc gì thứ ‘rẻ tiền” đó nữa.

Trách ai tham trống bỏ dùi

(Ca dao)

Nhưng lại có một cách hiểu khác về chữ dùi. Dùi là tên gọi những tiếng trống lẻ sau những hồi trống dài, liên tục. Như vậy, dùi còn mang ý nghĩa như tiếng do phép hoán dụ, dùng phương tiện hành động chỉ kết quả hành động. Trong thổ ngữ Nghệ Tĩnh, dùi và tiếng song song tồn tại bên nhau và có khả năng thay thế cho nhau : ba hồi chín dùi = ba hồi chín tiếng. Đáng lưu ý là những dùi trống riêng lẻ này rất quan trọng vì chúng là tín hiệu góp phần phân biệt quy định các hiệu lệnh khác nhau của hồi trống “ba hồi chín dùi” có nội dung thông báo khác với hiệu lệnh “ba hồi ba dùi”. Đánh trống mà bỏ (không đánh) những dùi lẻ này thì người nghe không thể biết đó là hiệu lệnh gì để đáp ứng yêu cầu kịp thời. Ấy vậy là làm việc không chu đáo và thiếu trách nhiệm.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Nguyễn Mỹ Hương

187 chủ đề

43907 bài viết

0