31/03/2021, 14:51

Bài soạn "Một người Hà Nội" số 3 - 6 Bài soạn "Một người Hà Nội" của Nguyễn Khải lớp 12 hay nhất

1. Tác giả - Nguyễn Khải (1930-2008), tên đầy đủ là Nguyễn Mạnh Khải, quê ở Hà Nội - Nguyễn Khải viết văn từ khi 20 tuổi, được biết đến từ tiểu thuyết "Xung đột". - Sau năm 1975. sáng tác của ông đề cập đến nhiều vấn đề, đặc biệt là thái độ của con người trước những sự biến đổi ...

1. Tác giả

- Nguyễn Khải (1930-2008), tên đầy đủ là Nguyễn Mạnh Khải, quê ở Hà Nội

- Nguyễn Khải viết văn từ khi 20 tuổi, được biết đến từ tiểu thuyết "Xung đột".

- Sau năm 1975. sáng tác của ông đề cập đến nhiều vấn đề, đặc biệt là thái độ của con người trước những sự biến đổi rắc rối của đời sống: Cha và con (1970), Gặp gỡ cuối năm (1982)…


2. Tác phẩm

Tác phẩm được in trong tập truyện ngắn cùng tên, thể hiện những khám phá mới mẻ của tác giả về vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong con người.


Câu 1: (trang 98 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Nhân vật trung tâm là cô Hiền:

-Xuất thân từ gia đình tốt

-Ngoại hình: xinh đẹp, thông minh, yêu văn thơ

-Tính cách và phẩm chất:

+ Thẳng thắn, chân thành, không giấu giếm quan điểm, thái độ

+ Chăm lo cho con chu đáo

+ Vui vẻ hơi nhiều, nói hơi nhiều

+ Cư xử hợp lí, tài tình với tình hình đất nước.

+ Dạy con sống không phải xấu hổ.


Câu 2 (trang 98 sgk ngữ văn 12 tập 2)

-Nhân vật tôi:

+ Là người giỏi quan sát và cảm nhận nhanh nhạy, sắc bén

+ Có giọng điệu hài hước, dí dỏm

+ Người yêu quý những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc

-Nhân vật Dũng:

+ Nghe lời mẹ

+ Tô thắm được cốt cách, tinh thần của người Hà Nội, phẩm giá cao đẹp của người Việt Nam

-Một số nhân vật khác:

+ Ông bạn trẻ đạp xe như gió

+ Những người mà nhân vật “tôi” hỏi thăm khi quên đường

+ Những “hạt sạn của Hà Nội”


Câu 3: (trang 98 sgk ngữ văn 12 tập 2)

-Ý nghĩa của cây si cổ thụ:

+ Thể hiện sự khắc nghiệt của thiên nhiên

+ Quy luật của sự sống, niềm tin và hi vọng của con người

+ Hình ảnh ẩn dụ cho vẻ đẹp con người Hà Nội: cốt cách, tinh hoa văn hóa của Hà Nội là bất diệt.


Câu 4: (trang 98 sgk ngữ văn 12 tập 2)

-Giọng điệu trần thuật: trưởng thành, duyên dáng

+ Mang phong vị dí dỏm trong lời kể của nhân vật

+ Đậm chất đời thường mà hiện đại

-Nghệ thuật xây dựng nhân vật “tôi” và các nhân vật khác:

+ Tạo dựng tình huống gặp gỡ

+ Ngôn ngữ nhân vật khắc họa lên tính cách

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

TRAN THI THU TRANG trang

208 chủ đề

2330 bài viết

0