31/03/2021, 14:54

Bài soạn "Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận" số 4 - 6 Bài soạn "Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận" lớp 9 hay nhất

Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự Đọc đoạn văn "Lỗi lầm và sự biết ơn" và trả lời các câu hỏi Câu 2 - Trang 160 SGK Trong đoạn văn trên, yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu văn nào? Chỉ ra vai trò của các yếu tố ấy trong việc làm nổi bật nội dung ...

Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự

Đọc đoạn văn "Lỗi lầm và sự biết ơn" và trả lời các câu hỏi

Câu 2 - Trang 160 SGK

Trong đoạn văn trên, yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu văn nào? Chỉ ra vai trò của các yếu tố ấy trong việc làm nổi bật nội dung của đoạn văn.

Trả lời

- Yếu tố nghị luận trong bài Lầm lỗi và sự biết ơn được thể hiện ở

+ Bố cục của bài: Hai đoạn đầu của bài đưa ra 2 cảnh ngộ khác nhau, hai cách biểu hiện ý nghĩ khác nhau, sự đối lập đó đòi hỏi lời giải thích.

+ Lời giải thích của người bạn ẩn chứa một triết lý sống cũng là lời đề nghị sâu sắc: "Những điều viết trên cát sẽ mau chóng bị xoá nhoà theo thời gian, nhưng không ai có thể xoá được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người".

- Nếu không có yếu tố nghị luận đó văn bản sẽ không có sự liên kết nội tại giữa các cảnh ngộ được kể lại. Do đó văn bản sẽ không tồn tại được.

- Viết lại đoạn cuối

Câu chuyện chứa đựng một bài học triết lí sâu sắc. Nó khuyên người ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát. Hãy học cách khắc ghi những ân nghĩa lên đá. Bài học này là cách diễn đạt khác đi của một triết lí dân gian: oán nên cởi, ân nên buộc.


Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận

Câu 1- Trang 161 SGK

Viết một đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp. Trong buổi sinh hoạt đó, em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một người bạn rất tốt

Gợi ý

a) Buổi sinh hoạt lớp diễn ra như thế nào? (thời gian, địa điểm, ai là người điều khiển, không khí của buổi sinh hoạt lớp ra sao,...).

b) Nội dung của buổi sinh hoạt la gì? Em đã phát biểu về vấn đề gì? Tại sao lại phát biểu về việc đó?

c) Em đã thuyết phục cả lớp rằng Nam là người bạn rất tốt như thế nào? (lý lẽ, ví dụ, lời phân tích).


Câu 2 - Trang 161 SGK

Viết đoạn văn kể về những việc làm hoặc những lời dạy bảo giải dị mà sâu sắc của người bà kính yêu đã làm cho em cảm động [...]

Bài làm mẫu

Tôi ở với bà nội từ nhỏ. Những bước đi đầu tiên của mỗi người thường có dáng dấp của sự e sợ, rụt rè. Nhưng khi bắt đầu những bước đi đầu tiên ấy tôi lại rất tự tin. Bởi tôi biết rằng đằng sau tôi luôn có một bàn tay đang dang rộng để nâng đỡ và làm điểm tựa cho tôi. Đó không phải là một bàn tay nào khác mà chính là bàn tay của bà - bàn tay thô sơ, dan dát vị nắng mưa, sương gió cuộc đời. Và những bài học làm người đầu tiên của tôi không đến từ bài giảng của cô giáo mà đến những câu chuyện cổ tích bà thường kể cho tôi nghe trước khi ngủ. Những lời kể của bà gieo vào lòng tôi biết bao ước mơ, niềm tin và cũng khiến tôi suy nghĩ nhiều. Suy nghĩ về những lời dạy dỗ được bà gửi vào câu chuyện. Tôi còn nhớ khi bà kể câu chuyện "Cô chủ nhỏ", bà đã nói: "Không nên sống dung dung, hờ hững mà phải biết trân trọng những vẻ đẹp và giá trị thân thuộc, bình dị của cuộc sống, nhất là tình cảm. Đừng nên xem nhẹ mối tình bạn, tình thân ngày hôm nay, bởi ngày hôm sau khi nhìn lại nó là cả một kho báu quý giá". Nghe bà nói, có ai biết được rằng bà chưa một lần được đi học, được biết chữ. Nhưng có lẽ đi học hay không đi học, biết chữ hay không biết chữ đã không còn quan trọng nữa mà cải chính là ở tâm của mỗi con người. Tâm sáng khiến con người ta có được cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc đời, khiến con người ta đẹp đẽ lạ thường giống như bà của tôi vậy. Ngày hôm nay, khi đã không còn sống bên bà nữa nhưng mỗi bước chân của tôi trên con đường đời vẫn văng vẳng tiếng bà kể chuyện ngày xửa ngày xưa...

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

TRAN THI THU TRANG trang

208 chủ đề

2330 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0