31/03/2021, 14:53

Bài soạn "Luyện tập: Liên kết câu và liên kết đoạn văn" số 4 - 6 Bài soạn "Luyện tập: Liên kết câu và liên kết đoạn văn" lớp 9 hay nhất

Câu 1: a. - Phép lặp: từ “trường học” được lặp lại hai lần trong câu 1 và 2 (liên kết câu). - Phép thế: từ “như thế” thay cho câu “Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải…” (liên kết đoạn văn). b. - Phép lặp: lặp các từ “văn nghệ”, “tâm hồn”, ...

Câu 1:

a.

- Phép lặp: từ “trường học” được lặp lại hai lần trong câu 1 và 2 (liên kết câu).

- Phép thế: từ “như thế” thay cho câu “Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải…” (liên kết đoạn văn).

b.

- Phép lặp: lặp các từ “văn nghệ”, “tâm hồn”, “sự sống” (vừa liên kết câu, vừa liên kết đoạn văn).

- Phép thế: từ “ấy” ở câu 2 thay cho ý ở đoạn trước: “văn nghệ là sự sống” (liên kết đoạn văn).

c. Phép lặp: lặp các từ “thời gian”, “con người” (liên kết câu).

d. Phép trái nghĩa: “yếu đuối” – “mạnh”; “hiền lành” – “ác” (liên kết câu).


Câu 2: Những cặp từ trái nghĩa được dùng để liên kết đoạn văn:

- thời gian vật lí – thời gian tâm lí.

- vô hình – hữu hình

- giá lạnh – nóng bỏng

- thẳng tắp – hình tròn

- đều đặn – lúc nhanh lúc chậm


Câu 3: Các lỗi liên kết nội dung:

a. Mỗi câu ở đây thuộc về các chủ đề khác nhau; tuy nhiên, nếu hình dung ra sự việc, có thể thêm một số từ ngữ có tác dụng liên kết để tạo thành đoạn văn. Ví dụ:

Cắm đi một mình trong đêm. Trận địa đại đội 2 của anh ở phía bãi bồi bên một dòng sông. Anh còn nhớ hồi đầu mùa lạc, hai bố con anh cùng viết đơn xin ra mặt trận. Bây giờ, mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối.

b. Các câu cùng hướng về một chủ đề nhưng chưa rõ quan hệ thời gian. Nên thêm trạng ngữ chỉ thời gian vào câu 2: Suốt hai năm anh ốm nặng, chị làm quần quật…


Câu 4:

a. Từ thay thế dùng tùy tiện, lúc “nó”, lúc “chúng”. Nên dùng thống nhất từ “nó” hoặc “chúng”.

b. Cả hai câu đều nói về cuộc gặp gỡ giữa vị bộ trưởng và bà con nông dân nhưng câu trước nói địa điểm là “văn phòng”, câu sau lại là “hội trường” mà không hề thấy có sự “di chuyển” nào.

Sửa: thay “hội trường” bằng “văn phòng”; cũng có thể bỏ từ này vì trong liên kết nội dung ở đây, khi nói “Mỗi lúc bà con kéo đến một đông” thì người nghe hiểu là đến văn phòng.

Ảnh minh họa (Nguồn minh họa)
Ảnh minh họa (Nguồn minh họa)

TRAN THI THU TRANG trang

208 chủ đề

2330 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0