31/03/2021, 14:51

Bài soạn "Hồi trống cổ thành" của La Quán Trung số 1 - 6 Bài soạn "Hồi trống Cổ Thành" của La Quán Trung lớp 10 hay nhất

I. Đôi nét về tác giả - La Quán Trung sinh năm 1330, mất năm 1400 (?), tên là La Bản, hiệu Hồ Hải tản nhân - Quê quán: vùng Thái Nguyên, thuộc tỉnh Sơn Tây cũ - Thời đại: ông lớn lên vào cuối thời Nguyên đầu thời Minh - Con người: tính tình đơn độc, lẻ loi, thích một mình ngao ...

I. Đôi nét về tác giả

- La Quán Trung sinh năm 1330, mất năm 1400 (?), tên là La Bản, hiệu Hồ Hải tản nhân
- Quê quán: vùng Thái Nguyên, thuộc tỉnh Sơn Tây cũ
- Thời đại: ông lớn lên vào cuối thời Nguyên đầu thời Minh
- Con người: tính tình đơn độc, lẻ loi, thích một mình ngao du đây đó.
- Ông là người chuyên sưu tầm và biên soạn dã sử
- Các sáng tác chính: Tam quốc diễn nghĩa, Tùy Đường lưỡng triều chí truyện, Tấn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa, Bình yêu truyện…
- La Quán Trung là người đầu tiên có đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử thời Minh – Thanh ở Trung Quốc


II. Đôi nét về tác phẩm Hồi trống Cổ Thành

1. Tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa
a) Nguồn gốc tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa
- La Quán Trung căn cứ vào lịch sử, truyện kịch dân gian để viết Tam quốc diễn nghĩa.
- Tam quốc diễn nghãi ra đời vào đầu thời Minh (1368 – 1644), gồm 120 hồi
b) Nội dung
- Kể lại quá trình hình thành và diệt vong của ba triều đại phong kiến là Ngụy, Thục và Ngô
- Thể hiện khát vọng hòa bình, thống nhất của nhân dân
c) Nghệ thuật
- Giá trị lịch sử, nghệ thuật
- Tài kể chuyện đặc sắc, nghệ thuật miêu tả các trận chiến độc đáo


2. Vị trí đoạn trích
Đoạn trích thuộc hồi thứ 28


3. Tóm tắt
Đoạn trích Hồi trống Cổ Thành thuộc hồi 28. Quan Công đưa hai chị dâu sang Nhữ Nam, kéo quân đến Cổ Thành gặp được Trương Phi. Nào ngờ, việc Quan Công hàng Tào Tháo bị Trương Phi hiểu lầm là bội nghĩa, đòi giết Quan Công. Để xua tan mối nghi ngờ, Quan Công đã nhận ngay điều kiện Trương Phi đưa ra : Phải lấy đầu Sái Dương (viên tướng của Tào Tháo) trong ba hồi trống. Chưa đứt một hồi, đầu Sái Dương đã lăn dưới đất. Bấy giờ, Phi mới hiểu được lòng dạ trung thực của Quan Công, rỏ nước mắt khóc, thụp lạy Quan Công.


4. Bố cục (2 phần)
- Phần 1 (từ đầu…đem theo quân mã chứ!) : Trương Phi hiểu lầm Quan Công.
- Phần 2 (còn lại) : Quan Công chém Sái Dương, giải hiềm nghi, anh em đoàn tụ.


5. Giá trị nội dung
- Hồi trống cổ thành chứa đầy linh hồn của đoạn trích. Đó là hồi trống thách thức, minh oan, đoàn tụ
- Biểu dương lòng anh hùng, trung nghĩa của Trương Phi và Quan Công


6. Giá trị nghệ thuật
- Ngôn ngữ sinh động, sử dụng nhiều lối cổ, lối văn biền ngẫu
- Lời kể giản dị
- Xây dựng nhân vật đặc sắc


III. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (Trang 79 sgk ngữ văn 10 tập 2):

Trương Phi nổi giận muốn đâm chết Quan Công vì:

- Trương Phi tính tình nóng nảy, ngay thẳng, không chấp nhận sự phản bội, lắt léo, quanh co.

- Dù nặng lòng và coi trọng lời thề sắt son năm xưa nhưng trong suy nghĩ của Trương Phi, Quan Vũ theo Tào phản bội anh em, còn nhắc “nghĩa vườn đào” là không xứng

- Khi nghe tin Quan Công đến, Trương Phi vội múa xà mâu chạy tới đâm Quan Công


Câu 2 (trang 79 sgk ngữ văn 10 tập 2):

Nhan đề có nghĩa:

- “Hồi trống Cổ Thành” trở thành biểu tượng nghệ thuật:

- Ca ngợi tinh thần trung nghĩa của Trương Phi.

- Xem trọng tình nghĩa anh em của Lưu, Quan, Trương

- Hồi trống thách thức, minh oan, và để nối kết sự đoàn tụ


Câu 3 (trang 79 sgk ngữ văn 10 tập 2):

Đồng ý vì:

- Trương Phi là nhân vật nóng tính, thiếu bình tĩnh trước những tình huống đột ngột khó giải quyết

- Thường phản ứng tức thì, thiếu suy nghĩ chín chắn, là người không chịu được lắt léo, quanh co nhiều khi hồ nghi

→ Tính cách Trương phi có sự cương trực, thẳng thắn nhưng cũng lỗ mãng, thô bạo


Câu 4 (Trang 79 sgk ngữ văn 10 tập 2):

- Tam quốc diễn nghĩa mang âm hưởng hùng tráng của sử thi anh hùng, với những con người, sự việc to lớn, siêu phàm

- Trương phi thẳng tay giục trống là cao trào truyện, nó kết hợp khiến cuộc hội ngộ, giải oan mang màu sắc của bản hùng ca

- Hồi trống thước đo tài năng, sự quyết đoán của Quan Công, thể hiện tính bộc trực của Trương Phi, tạo không khí anh hùng thời Tam quốc phân tranh

- Đoạn văn đậm không khí chiến trận, khí phách anh hùng, đậm “ý vị Tam quốc”


LUYỆN TẬP

Bài 1 (Trang 79 sgk ngữ văn 10 tập 2):

Quan Công đưa hai chị sang Nhữ Nam, khi tới Cổ Thành thì được tin Trương Phi đang ở đó, liền sai Tôn Càn vào thành báo với Trương Phi ra đón hai chị. Trương Phi lúc đó đang tức giận một mình xách bát xà mâu tiến đến đòi giết Quan Công. Quan Công giải thích nhưng Trương Phi một mực không tin. Giữa lúc đó Sái Dương mang quân binh Tào đuổi tới, Trương Phi càng thêm tức giận, buộc Vân Trường phải lấy đầu tên tướng đó để chứng thực lòng trung thành.

Chưa dứt một hồi trống thì đầu Sái Dương nằm lăn dưới đất. Bấy giờ Phi mới tin, rỏ nước mắt, thụp lạy Vân Trường…


Bài 2 (trang 79 sgk ngữ văn 10 tập 2) :

Trương Phi là dũng tướng, tính ngay thẳng, cương trực, đơn giản, nóng nảy:

+ Khi nghe Quan Công thanh minh: Trương Phi giận dữ, khinh miệt

+ Trương Phi là người cương trực, rõ ràng

+ Hai chị và Tôn Càn thanh minh: Trương Phi lại cho rằng Quan Công lừa cả hai chị

- Kịch tính: Trương Phi đánh ba hồi trống buộc Quan Công phải lấy được đầu Sái Dương để chứng minh mình không bội nghĩa

- Khi Quan Công chém đầu Sái Dương, Trương Phi vẫn còn nghi ngờ, hỏi kĩ tên lính bị bắt nghe hắn thuật lại truyện ở Hứa Đô

+ Trương Phi chưa tỏ ngay thái độ, đưa hai chị vào thành, nghe kể tường tận mọi chuyện mới tin hoàn toàn → Trương Phi thận trọng

- Khi hiểu rõ sự tình, thụp lạy Quan Công, cho thấy Trương phi biết nhận lỗi, rất tình cảm

→ Nhân vật cương trực, dũng cảm, tuy nóng tính nhưng trung thành, thận trọng


Bài 3 (Trang 79 sgk ngữ văn 10 tập 2):

Trương Phi đã nói ở trên, Quan Công có tính cách trung nghĩa, khiêm nhường. Trước thái độ của Trương Phi, Quan Vũ vẫn nhũn nhặn, xưng hô “anh em”, “huynh đệ” cố gắng giải thích, Quan Vũ chấp nhận thử thách và đã chứng minh bằng tài trí và sự dũng mãnh. Việc lấy đầu Sái Dương chưa dứt được một hồi trống đã cho thấy cái tài của viên tướng tài ba đứng đầu “Ngũ hổ tướng quân” đất Thục, đồng thời cởi bỏ mọi nghi ngờ của Trương phi, khẳng định lòng trung nghĩa của Quan Vũ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

nhi nguyen

238 chủ đề

2591 bài viết

0