31/03/2021, 14:51

Bài soạn "Chiều xuân" của Anh Thơ số 4 - 6 Bài soạn "Chiều xuân" của Anh Thơ lớp 11 hay nhất

I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG 1. Anh Thơ (1921 - 2005) tên khai sinh là Vương Kiều Ân, sinh tại thị trấn Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, xuất thân trong một gia đình công chức nhỏ, quê gốc ở thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Anh Thơ đi học từ năm lên bảy nhưng nghỉ học sớm (12 ...

I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Anh Thơ (1921 - 2005) tên khai sinh là Vương Kiều Ân, sinh tại thị trấn Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, xuất thân trong một gia đình công chức nhỏ, quê gốc ở thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Anh Thơ đi học từ năm lên bảy nhưng nghỉ học sớm (12 tuổi). Những năm tháng tuổi thơ, nhà thơ gắn bó với đồng ruộng quê hương. Là người ham thích văn chương từ nhỏ, lại lớn lên giữa lúc phong trào Thơ mới đang diễn ra sôi nổi, Anh Thơ đã tìm đến thơ ca như là một con đường giải thoát khỏi cuộc đời tù túng, buồn tẻ và cũng là để khẳng định giá trị của người phụ nữ xưa.

Anh Thơ từng tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp rồi từng làm uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khoá I và II).


2. Sáng tác của Anh Thơ gần gũi với cảnh thôn quê Việt Nam. Đó thường là những bức tranh quê xinh xắn, giản dị mà mê hồn. Hoài Thanh từng nhận xét về Anh Thơ: "Mỗi lần Anh Thơ chịu đi ra ngoài lối tù túng đó để nhìn cảnh vật một cách sâu sắc hơn, lời thơ bỗng trở nên rộng rãi không ngờ và ta thấy khoan khoái biết bao. Sau câu thơ ta mơ hồ thấy một cái gì: có lẽ là hồn thi nhân" (Thi nhân Việt Nam).

Bài thơ Chiều xuân được rút ra từ tập Bức tranh quê (1941), tập thơ đầu tay của Anh Thơ.


II - HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

Câu 1

Bức tranh mùa xuân trước hết hiện lên qua hình ảnh mưa bụi- một hình ảnh quen thuộc là đặc trưng của mùa xuân. Không gian êm đềm, dịu nhẹ với con đò lười biếng, quán tranh đứng im lim, chòm xoan rơi rụng. Nhịp đập nhẹ nhàng của cảnh vật như phối hợp với đất trời, mọi thứ như đang ngủ yên chờ đợi tiếng gọi để bừng tỉnh.
Cảnh vật xuất hiện những chuyển động mạnh hơn, nhanh hơn với đàn sáo đen sà xuống, với đàn bướm rập rờn, đàn trâu thong thả gặm bỏ. Cái nên được vẽ lên là thảm cỏ xanh biếc trên đường đê. Dường như cảnh vật đã rũ bỏ hết cái yên lặng, trầm tĩnh ở trên, khoác lên mình màu áo mới đầy sức sống hơn.
Theo sự thay đổi của thời gian, nhịp sống ngày càng nhanh mạnh dần, đặc biệt là ở đoạn thơ cuối. Không gian vẫn giữ màu sắc cũ nhưng đã chuyển động nhanh hơn, bước những bước rộn ràng hơn với hình ảnh đàn cò bay vụt qua. Hình ảnh con người hiện lên là thiếu nữ xinh đẹp với yếm thắm tràn đầy sức sống. Bức tranh hiện lên với nhựa sống căng tràn nơi nơi, sự sống mới, niềm vui mới đã đến bao trùm lên làng quê.
Cảnh vật thay đổi dần, ngày càng trở nên năng động, tràn đầy sức sống, tuy là cảnh buổi chiều nhưng lại rộn ràng, tươi vui như bắt đầu một ngày mới, như một lời khẳng định: mùa xuân về mang lại sức sống tươi mới cho vạn vật.

Câu 2

Sự chuyển động của không khí tương ứng với dự chuyển động của cảnh vật, theo dòng chảy hoạt động từ cái tĩnh lặng sang nhộn nhịp, rộn ràng đầy sức sống.
Tác giả sử dụng hàng loạt từ láy diễn tả rõ nét đặc điểm của cảnh vật, đồng thời sử dụng thành công các hình ảnh gần gũi, quen thuộc với làng quê Việt Nam, tạo nên nét bình dị, gần gũi của bài thơ.

Câu 3

Bài thơ sử dụng hàng loạt các từ láy: im lìm, tơi bời, vu vơ, rập rờn, thong thả
Sự vật được miêu tả đầy sức gợi cảm qua các từ láy, mỗi vật đều mang nét đặc trưng riêng, góp phần vẽ lên bức tranh sinh động, chân thực về làng quê Việt Nam trong buổi chiều xuân.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trần Bảo Ngọc

227 chủ đề

44292 bài viết

0