31/03/2021, 14:47

Bài soạn "Chiếc lá cuối cùng" số 5 - 6 Bài soạn "Chiếc lá cuối cùng" của O Hen-ri hay nhất

I. Đôi nét về tác giả Ô Hen-ri - Ô Hen-ri sinh năm 1862, mất năm 1910, tên thật của ông là William Sydney Porter - Quê quán: là nhà văn người Mĩ - Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác: + Ông sinh ra trong một gia đình có cha là thầy thuốc, mẹ ông qua đời khi ông mới lên ba tuổi + Ông ...

I. Đôi nét về tác giả Ô Hen-ri


- Ô Hen-ri sinh năm 1862, mất năm 1910, tên thật của ông là William Sydney Porter
- Quê quán: là nhà văn người Mĩ
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:
+ Ông sinh ra trong một gia đình có cha là thầy thuốc, mẹ ông qua đời khi ông mới lên ba tuổi
+ Ông bỏ dở việc học tập năm 15 tuổi do gia cảnh nghèo khó. Ông đi nhiều nơi và làm nhiều nghề khác nhau: nhân viên, kế toán, thủ quỹ ngân hàng…
+ Sau này, khi bắt đầu với sự nghiệp văn chương, ông trở thành một nhà văn chuyên viết truyện ngắn
+ Nhiều truyện của ông đã để lại dư âm trong lòng bạn đọc như: Căn gác xép, Tên cảnh sát và gã lang thang, Qùa tặng của các đạo sĩ…
- Phong cách sáng tác:
+ Những sáng tác của ông nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả


II. Đôi nét về tác phẩm Chiếc lá cuối cùng
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Chiếc lá cuối cùng là một trong số 600 truyện ngắn của nhà văn Ô Hen-ri. Đoạn trích này nằm ở phần cuối truyện
2. Bố cục
- Đoạn 1: (từ đầu đến “mái hiên thấp kiểu Hà Lan”): Tâm trạng tuyệt vọng của Xiu
- Đoạn 2: (tiếp đến “bồi dưỡng và chăm nom”): Sự hồi sinh của Giôn-xi
- Đoạn 3: còn lại: Sự hi sinh cao cả của cụ Bơ-men để cứu Giôn-xi
3. Giá trị nội dung
- Truyện ngắn chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc, câu chuyện nói về tình bạn, tình yêu thương giữa những con người với nhau. Qua đó nhà văn mang tới một bức thông điệp: Hãy luôn thắp sáng ngọn lửa của khát khao hi vọng hãy luôn yeu thương, mang nghệ thuật phjc vụ con người, nghệ thuật chan chính lâu bền nhất là nghệ thuật hướng tới con người và vì con người.
4. Giá trị nghệ thuật
- Truyện với nhiều tình huống hấp dẫn, cách sắp xếp chặt chẽ, đặc biệt là đảo ngược tình huống lần lần tạo sự hứng thú cho người đọc.


III. Trả lời câu hỏi

Câu 1: (Trang 90 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

- Những chi tiết nói lên tấm lòng thương yêu và hành động cao cả của cụ Bơ-men:

+ “Sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ” → lo lắng cho Giôn-xi.

+ Cụ âm thầm vẽ chiếc lá trong đêm mưa lạnh buốt.

- Nhà văn không kể sự việc cụ vẽ chiếc lá chính là yếu tố bất ngờ, hình ảnh cụ Bơ-men được thăng hoa. Chiếc lá cụ vẽ là một kiệt tác vì nó được tạo ra bằng tình yêu thương và cả mạng sống của người nghệ sĩ già, cứu sống một người khác.


Câu 2: (Trang 90 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

- Xiu không hề biết ý định vẽ chiếc lá của cụ Bơ-men:

+ Trước đó hai người chẳng nói năng gì khi cụ Bơ-men làm mẫu cho Xiu vẽ.

+ Chính Xiu cũng ngạc nhiên khi thấy vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch sau đêm mưa gió.

+ Khi bác sĩ nói, Xiu mới biết là cụ Bơ-men bị ốm.

- Nếu Xiu biết trước ý định của cụ thì truyện sẽ mất đi tính bất ngờ, hồi hộp.


Câu 3: (Trang 90 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

- Giôn-xi bệnh nặng, cô nhìn những chiếc lá và liên tưởng số phận mong manh của mình, suy nghĩ tuyệt vọng: Khi chiếc lá cuối cùng rơi xuống thì cô cũng lìa đời. Sau đêm mưa gió lớn, cô nghĩ chắc chắn cây thường xuân sẽ rụng hết lá. Nhưng không, một chiếc lá vẫn bám trụ ở đó, cô nhận ra sự sống thật bền vững, thật gan lì. Nhìn lại bản thân, cô nuôi lại niềm ham sống, bám trụ như chiếc lá kia.

- Truyện kết thúc bằng lời của Xiu mà không để Giôn-xi phản ứng làm tăng sự xúc động của câu chuyện, để lại dư âm.


Câu 4: (Trang 90 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Đoạn trích có hai lần đảo ngược tình huống:

- Giôn-xi bị ốm và rất tuyệt vọng, nằm chờ chết. Thế mà cô khoẻ lại.

- Cụ Bơ-men khoẻ mạnh, chỉ bị ốm có hai ngày, nhưng đã đột ngột ra đi.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trần Bảo Ngọc

227 chủ đề

44292 bài viết

0