31/03/2021, 14:53

Bài soạn "Chị em Thúy Kiều" số 4 - 6 Bài soạn "Chị em Thúy Kiều" lớp 9 hay nhất

I.Tìm hiểu chung: 1, Tác giả Nguyễn Du (1766-1820) Quan nhà Lê trung hưng và nhà Nguyễn 2, Tác phẩm Truyện Kiều ( tham khảo sách giáo khoa) Đoạn trích Chị em Thúy Kiều Nằm ở phần đầu của kiệt tác Khắc họa chân dung hai chị em Thúy Vân và Thúy Kiều II. Đọc hiểu ...

I.Tìm hiểu chung:

1, Tác giả

  • Nguyễn Du (1766-1820)
  • Quan nhà Lê trung hưng và nhà Nguyễn

2, Tác phẩm

  • Truyện Kiều ( tham khảo sách giáo khoa)
  • Đoạn trích Chị em Thúy Kiều
  • Nằm ở phần đầu của kiệt tác
  • Khắc họa chân dung hai chị em Thúy Vân và Thúy Kiều

II. Đọc hiểu văn bản Chị em Thúy Kiều

Câu 1 trang 81 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1

Bố cục đoạn trích:

  • Bốn câu thơ đầu: Giới thiệu về hai chị em
  • Bốn câu tiếp: Tả vẻ đẹp của Thúy Vân
  • Mười hai câu tiếp: Tả tài sắc vẹn toàn của Thúy Kiều
  • Bốn câu cuối: Cuộc sống hai chị em

Câu 2 trang 81 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1

Phác họa chân dung của Thúy Vân:

Vân xem trang trọng khắc vời
khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa tươi ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da


Nguyễn Du đặc tả chân dung của Vân dựa vào những hình thượng mang đậm tính ước lệ trung đại. Lấy thiên nhiên làm chuẩn mực, Vân mang một vẻ đẹp phúc hậu trang nhã của người thiếu nữ phong sắc hương tình, vẻ đẹp ấy rất hòa hợp với thiên nhiên, được thiên nhiên khiêm nhường:

Khuôn mặt tròn trịa đầy đặn như trăng
Long mày sắc nét đậm như con ngài
Miệng cười tươi như hoa
Giọng nói trong như ngọc
Mái tóc đen tựa mây
Làn da trắng như tuyết
Vẻ đẹp ấy dự báo một cuộc đời êm đềm, bình lặng và suôn sẻ


Câu 3 trang 81 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1

Nhan sắc của Kiều vẫn được gợi tả bằng những hình ảnh ước lệ nhưng còn có sự chấm phá tạo điểm nhấn:

Kiều cằng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thuy thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
“Sắc sảo mặn mà” là hai cụm từ được dùng để lột tả vẻ đẹp của Thúy Kiều. Cách tác giả miêu tả Vân trước, Kiều sau chính là thủ pháp đòn bẩy khiến cho vẻ đẹp của Thúy Kiều để lại ấn tượng sâu đậm.

Ở Vân, tác giả miêu tả toàn bộ dáng hình nhưng ở Thúy Kiều, tác giả tập trung đặc tả đôi mắt và đôi lông mày, bởi đôi mắt là cửa sổ tâm hồn của con người.

“làn thuy thủy” đôi mắt ấy tựa hồ nước mùa thu, trong vắt phẳng lặng êm đêm,
“Nét xuân sơn” đôi mày tựa nét núi mùa xuân, tươi tắn tràn đầy sức sống


Câu 4 trang 81 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1

Ở Thúy Kiều, tác giả không chỉ gợi tả nhan sắc mà còn ca ngợi tài năng của nàng

“Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”. Tài năng ấy đạt mức lí tượng với chuẩn mực của phong kiến: Cầm, kì, thi ,họa. Trong các tài ấy, nàng giỏi nhất là cầm, cung đàn bạc mệnh mà nàng tự sáng tác ghi lại tiếng lòng của mình, đó là một trái tim đa sầu đa cảm. Vẻ đẹp của nàng và tài năng của nàng khiến cho người ta hâm mộ mà cũng tiếc thương cho một “hồng nhan bạc mệnh”


Câu 5 trang 81 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1

Ở đoạn trích, chân dung của Thúy Vân được khắc họa trước, Thúy Kiều được tả sai, nổi bật hơn. Có lẽ vì dụng ý của tác giả, miêu tả Thúy Vân để làm nền, sử dụng linh hoạt thủ pháp đòn bẩu để đặc tả sắc tài của Kiều. Từ số lượng câu trong đoạn trích cũng thể hiện rõ điều này.


Câu 6 trang 83 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1
Trong hai bức chân dung Thúy Kiều và Thúy Vân, em thấy bức chân dung nào nổi bật hơn, vì sao?
Trả lời
Trong hai bức chân dung Thuý Vân và Thuý Kiều, bức chân dung Thuý Kiều nổi bật hơn. Điều này phù hợp với dụng ý nghệ thuật của tác giả khi sáng tạo Truyện Kiều: toàn bộ tác phẩm tập trung xoay quanh câu chuyện về cuộc đời đầy đau khổ của nàng Kiều. Điều này thể hiện ngay ở sự chênh lệch về số lượng câu thơ dành cho việc miêu tả hai nhân vật (4/12). - Vẻ đẹp của Thuý Vân được gợi tả về nhan sắc, tính tình còn vẻ đẹp của Thuý Kiều được gợi tả cả về nhan sắc, tài trí, và tâm hồn. Mặc dù Thuý Vân là em nhưng lại được tả trước là vì tác giả muốn tạo ra một phông nền làm nổi bật chân dung của Kiều.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trịnh Ngọc Trinh

226 chủ đề

43560 bài viết

0