31/03/2021, 14:51

Bài soạn "Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng" số 5 - 6 Bài soạn "Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng" lớp 6 hay nhất

I. Về thể loại Văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng thuộc thể loại truyện ngụ ngôn. Truyện ngụ ngôn thường mượn những loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo về chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta bài học nào đó trong cuộc sống. Truyện ngụ ...

I. Về thể loại

Văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng thuộc thể loại truyện ngụ ngôn. Truyện ngụ ngôn thường mượn những loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo về chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

Truyện ngụ ngôn đã ra đời từ rất lâu. Từ thời cổ đại đã có Ê-dốp – một nhà thơ của Hi Lạp chuyên sáng tác truyện ngụ ngôn bằng thơ. Sau này có La Phông-ten cũng là một tác giả ngụ ngôn nổi tiếng.


II. Tóm tắt

Truyện kể về nhân vật cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai vì ghen tỵ với lão Miệng chỉ ăn không mà không làm gì cả nên đã bàn nhau để mặc cho lão Miệng, không cho lão ăn gì nữa. Mặc cho lão Miệng vô cùng ngạc nhiên, sửng sốt, cả bọn sau khi thông báo xong kéo nhau ra về.

Một ngày, hai ngày, ba ngày,… cả bọn đã cảm thấy mệt mỏi rã rời, không ai làm nổi việc gì nữa. Cho đến ngày thứ 7, không ai có thể chịu nổi nữa. Bác Tai là người đầu tiên phát hiện ra sai lầm của vấn đề, bác phân tích rõ đúng sai và rủ cả bọn đến xin lỗi lão Miệng, cho lão ăn như thường. Miệng ăn xong, cả bọn đều cảm thấy khỏe khoắn trở lại. Và chúng nhận ra rằng, lão Miệng tuy thế nhưng lão cũng có công việc của lão, một công việc rất quan trọng, liên quân đến tính mạng của cả bọn. Thế là từ đó lão Miệng, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai sống hòa thuận với nhau, không ai ghen tỵ ai.


III. Bố cục

Văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng có thể được chia thành 3 đoạn:

Đoạn 1: từ đầu => “kéo nhau về”, nội dung: Chân, Tay, Tai, Mắt so bì, tỵ nạnh với lão Miệng
Đoạn 2: tiếp => “họp nhau lại để bàn”, nội dung: hậu quả của suy nghĩ và quyết định sai
Đoạn 3: còn lại, nội dung: cả bọn sửa chữa sai lầm


IV. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng là vì theo những lập luận của họ: Mắt phải nhìn, Tay phải làm, Chân phải đi, Tai phải nghe ngóng. Tất cả đều phải phục vụ cho Miệng, và theo họ, Miệng không phải làm gì, chỉ việc hưởng thụ.


Câu 2:

Truyện mượn các bộ phận trên cơ thể người để nói chuyện con người. Có thể ví cơ thể người giống như một tổ chức, một cộng đồng, mà Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng chính là những cá nhân trong tổ chức, cộng đồng đó. Từ mối quan hệ này, truyện khuyên nhủ con người:

Mỗi cá nhân sẽ không thể tồn tại nếu tách khỏi tổ chức, cộng đồng. Mỗi cộng đồng đều có tổ chức, mối quan hệ liên đới chặt chẽ, tự quy định chức năng thích hợp
Sống trong cộng đồng, chúng ta phải có tinh thần “mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

nhi nguyen

238 chủ đề

2591 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0