31/03/2021, 14:49

Bài soạn "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh" của Lí Bạch số 1 - 6 Bài soạn "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh" của Lí Bạch lớp 7 hay nhất

I. Đôi nét về tác giả Lý Bạch - Lí Bạch (701-762), nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc đời Đường, tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, quê ở Tam Cúc - Lúc mới năm tuổi, gia đình về định cư ở làng Thanh Liên, huyện Xương Long thuộc Miên Châu (Tứ Xuyên) nên nhà thơ vẫn thường coi Tứ Xuyên ...

I. Đôi nét về tác giả Lý Bạch
- Lí Bạch (701-762), nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc đời Đường, tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, quê ở Tam Cúc
- Lúc mới năm tuổi, gia đình về định cư ở làng Thanh Liên, huyện Xương Long thuộc Miên Châu (Tứ Xuyên) nên nhà thơ vẫn thường coi Tứ Xuyên là quê hương của mình.
- Từ trẻ, ông đã xa gia đình để đi du lịch, tìm đường lập công danh sự nghiệp. Dẫu muốn góp phần cứu dân giúp đời song ông chưa bao giờ được toại nguyện.
- Lí Bạch được mệnh danh là “tiên thơ”
- Đặc điểm thơ Lí Bạch:
+ Biểu hiện một tâm hồn tự do, hào phóng
+ Hình ảnh thơ thường mang tính chất tươi sáng, kì vĩ
+ Ngôn ngữ tự nhiên mà điêu luyện
+ Ông thường viết rất hay về chiến tranh, thiên nhiên, tình yêu và tình bạn

II. Đôi nét về tác phẩm Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
1. Xuất xứ
- Bài thơ được sáng tác khi ông ở xa quê của mình
- Bài thơ do Tương Như dịch, in trong Thơ Đường, tập II
2. Bố cục (2 phần)
- Phần 1 (hai câu đầu): cảnh trăng sáng và tâm trạng của tác giả
- Phần 2 (hai câu còn lại): nỗi nhớ quê hương của tác giả
3. Giá trị nội dung
Bài thơ thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình quê hương của một người sống xa nhà, xa quê hương trong cảnh đêm trăng thanh tĩnh.
4. Giá trị nghệ thuật
- Thể thơ ngũ ngôn cổ thể
- Ngôn ngữ giản dị mà tinh luyện
- Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả và biểu cảm
- Nghệ thuật đối


III. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 124 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Hai câu thơ đầu thiên về tả cảnh, hai câu sau thiên về tả tình

+ Hình ảnh ánh trăng suốt hiện ở “sàng tiền” thể hiện sự thao thức, trăn trở không ngủ được của nhà thơ: Lí Bạch yêu trăng, nhớ quê

+ Câu thơ thứ 2: Ánh trăng tràn ngập không gian đồng nghĩa với việc vị trí ngắm trăng thay đổi từ sàng tiền tới song tiền: tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến

⇒ Hai câu thơ đầu, từ cảnh nhận ra tình

- Hai câu thơ sau: nỗi niềm nhớ cố hương hiện hữu rõ nét

+ Ngẩng đầu nhìn trăng sáng: Vầng trăng thanh tĩnh, sáng dịu hiền hiện ra, đây là đêm trăng đẹp nhưng yên tĩnh

→ Mối quan hệ nhân quả giữa cảnh và tình tác động qua lại: Vì trăng sáng nên không ngủ được, không ngủ được càng thấy trăng sáng hơn, đẹp hơn


Câu 2 (trang 124 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Hai câu thơ cuối giống hệt nhau về: cấu trúc ngữ pháp, từ vựng, số lượng chữ

- Tác dụng phép đối: Làm nổi bật hình ảnh, sự vật, giúp tác giả thể hiện rõ dụng ý của mình


Câu 3 (trang 124 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Các động từ được sử dụng trong bài Tĩnh dạ tứ: nghi (ngỡ), vọng (nhìn), đê (cúi), tư (nhớ)

Từ các động từ này ta có thể nắm được mạch cảm xúc của bài thơ. Bốn động từ đều bị lược đi chủ thể hành động, nhưng có thể khẳng định rõ chủ thể trữ tình và chủ thể hành động

+ Nhân vật trữ tình tỉnh dậy thì nhận thấy ánh sáng lọt qua khe cửa, ngỡ ngàng không rõ sương hay trăng, nhà thơ ngẩng lên như thể xác nhận

+ Khoảnh khắc ngẩng đầu gợi lên trong lòng tác giả niềm nhớ thương quê cũ

+ Hành động cúi đầu như cố nén đi nguồn cảm xúc đang trào dâng

→ Các động từ được sử dụng trong bài là ngọn nguồn của mạch cảm xúc của nhà thơ.


Luyện tập

Có người dịch hai câu thơ của Lý Bạch sang hai câu thơ lục bát:

“ Đêm thu trăng sáng như gương

Lý Bạch ngắm cảnh nhớ thương quê nhà”

Nếu dịch thành hai câu thơ này sẽ không làm sáng tỏ được tấm lòng cố hương cũng như không thể làm người đọc nhìn thấy cảnh đẹp của đêm trăng thanh tĩnh

+ Hơn nữa cách dịch đó làm làm ta hình dung được những băn khoăn, trằn trọc của nhà thơ trong đêm trăng sáng thanh tĩnh.

+ Các cử động của nhân vật trữ tình dường như không xuất hiện (cử đầu, đê đầu)

→ Các động từ được sử dụng để thể hiện hành động và tâm trạng của nhân vật trữ tình.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

nhi nguyen

238 chủ đề

2591 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0