31/03/2021, 14:53

Bài soạn "Bếp lửa" số 5 - 6 Bài soạn "Bếp lửa" của Bằng Việt lớp 9 hay nhất

I- Tìm hiểu chung về bài thơ Bếp lửa 1. Tác giả Bằng Việt quê ở Hà Tây, là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ Thơ Bằng Việt trong trẻo, mượt mà và thường khai thác những kỉ niệm và ước mơ của tuổi trẻ 2. Tác phẩm Bếp lửa được viết năm 1963, khi tác giả đang là ...

I- Tìm hiểu chung về bài thơ Bếp lửa

1. Tác giả

Bằng Việt quê ở Hà Tây, là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ
Thơ Bằng Việt trong trẻo, mượt mà và thường khai thác những kỉ niệm và ước mơ của tuổi trẻ
2. Tác phẩm

Bếp lửa được viết năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài
Bài thơ in trong tập “Hương cây- Bếp lửa”


II- Soạn bài Bếp lửa

Câu 1 trang 145 SGK văn 9 tập 1:

Bài thơ là lời của nhân vật người cháu nói với bà về những kỉ niệm của tình bà cháu gắn với hình ảnh bếp lửa

Bố cục của bài thơ gồm 4 phần:

Khổ thơ đầu: Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc về bà
4 khổ thơ tiếp theo: Hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bếp lửa
Khổ thơ thứ 6: Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà
Còn lại: Người cháu đã trưởng thành, đi xa nhưng vẫn luôn nhớ về bà


Câu 2 trang 145 SGK văn 9 tập 1:

Trong hồi tưởng của người cháu, những kỉ niệm đẹp về bà và tình bà cháu đã được gợi lại:

Nạn đói năm 1945 trở thành nỗi ám ảnh đối với cháu
Cháu ở cùng bà 8 năm khi cha mẹ đi công tác, bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học
Năm giặc đốt nhà bà vẫn vững lòng, dặn cháu viết thư không được kể cho bố, bảo nhà vẫn được bình yên
Bài thơ đan xen giữa các yếu tố biểu cảm, miêu tả, tự sự, bình luận. Tác giả miêu tả lại hình ảnh bếp lửa “chờn vờn sương sớm”, kể sinh động về kỉ niệm nạn đói và bày tỏ cảm xúc trước sự tần tảo, hy sinh của bà


Câu 3 trang 145 SGK văn 9 tập 1:

Hình ảnh bếp lửa được nhắc lại 10 lần. Bếp lửa trở thành biểu tượng của tình bà cháu nồng ấm, yêu thương. Nhắc đến bếp lửa là nhắc đến bà bởi vì bà là người nhóm lên bếp lửa nuôi sống gia đình, đó còn là ngọn lửa của tình yêu thương, sự hy sinh, tần tảo của bà đối với con cháu.

Tác giả khẳng định và ca ngợi “Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa!” vì nó luôn gắn liền với hình ảnh người bà- người giữ lửa, nhóm lửa và truyền lửa. Nó kì lạ vì không có gì dập tắt được, nó luôn cháy lên trong mọi hoàn cảnh. Bếp lửa thiêng liêng vì nơi ấy ấp ủ và sáng mãi lên tình cảm bà cháu trong cuộc đời mỗi con người


Câu 4 trang 146 SGK văn 9 tập 1:

Tác giả dùng từ “ngọn lửa” mà không lặp lại từ “bếp lửa” vì ngọn lửa tượng trưng cho tình yêu, niềm tin trong lòng bà. Bếp lửa bà nhóm lên không chỉ từ nhiên liệu bên ngoài mà còn được nhen nhóm từ chính ngọn lửa trong lòng bà.

Qua đoạn thơ, tác giả đã bày tỏ tình thương yêu và niềm xúc động đối với sự hy sinh của bà. Bà không chỉ là người nhóm lửa mà còn là người giữ lửa và truyền lửa cho các thế hệ sau


Câu 5 trang 146 SGK văn 9 tập 1:

Tình bà cháu đã được thể hiện vô cùng chân thành, xúc động và thấm thía trong bài thơ. Nó trở thành những kỉ niệm không thể nào quên đối với cháu, có sức mạnh nâng đỡ tâm hồn người trên hành trình dài rộng của cuộc đời. Cao cả hơn, tình bà cháu còn gắn với tình yêu quê hương, yêu Tổ quốc.


III- Luyện tập bài Bếp lửa

Cảm nghĩ về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ:

Bếp lửa là một hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng vô cùng sâu sắc, nó gợi lại hình ảnh người bà và những kỉ niệm tuổi thơ luôn sống mãi trong tâm trí cháu. Cả tuổi thơ của cháu gắn liền với bà và bếp lửa, đó là những năm tháng đói kém vì chiến tranh, khổ sở vì giặc giã. Dù trong hoàn cảnh nào, bà vẫn nhóm lên bếp lửa, không chỉ là ngọn lửa để nuôi sống gia đình mà còn là ngọn lửa của niềm tin và mơ ước. Hình ảnh bếp lửa còn gợi về cuộc đời bà với những tần tảo, vất vả cũng như tình yêu và đức hy sinh.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Nguyễn Mỹ Hương

187 chủ đề

43907 bài viết

0