24/06/2018, 00:54

Bài 2: Xã hội nguyên thủy – Lịch sử 10

Sự xuất hiện của con người đánh dấu sự phát triển đầu tiên của loài người. Không chỉ biết chế tạo ra những công cụ lao động, con người còn sống thành bầy đàn, từ đó bắt đầu xuất hiện xã hội nguyên thủy đầu tiên. A. Lý thuyết 1. Thị tộc và bộ lạc – Thị tộc là nhóm người có khoảng hơn 10 ...

Sự xuất hiện của con người đánh dấu sự phát triển đầu tiên của loài người. Không chỉ biết chế tạo ra những công cụ lao động, con người còn sống thành bầy đàn, từ đó bắt đầu xuất hiện xã hội nguyên thủy đầu tiên.

A. Lý thuyết

1. Thị tộc và bộ lạc

Thị tộc là nhóm người có khoảng hơn 10 gia đình và có cùng chung một dòng máu. Đứng đầu là tộc trưởng.

Bộ lạc là tập hợp những thị tộc sống gần nhau  sống ở ven sông suối, có quan hệ gắn bó với nhau, mọi của cải sinh hoạt được coi là của chung, cùng làm chung, cùng ăn chung, cùng hưởng thụ như nhau…. đứng đầu là tù trưởng và tính “cộng đồng” rất cao

Xa hoi nguyen thuy

Chế tác công cụ kim loại

 2. Buổi đầu của thời đại kim khí

-Cư dân Tây Á và Ai Cập biết sử dụng đồng sớm nhất, đồng đỏ – khoảng 5500 trước đây.

-Khoảng 4000 năm trước đây nhiều cư dân trên trái đất biết sử dụng  đồng thau.

-Khoảng 3000 năm trước đây, cư dân Tây Á và Nam Âu biết  dùng đồ sắt.

-Công cụ kim khí đã mở ra thời đại mới, năng xuất tăng rất nhanh, đây là cuộc cách mạng trong sản xuất.

– Vào buổi đầu thời đại kim khí con người tạo ra một lượng sản phẩm thừa thường xuyên.

3. Sự xuất hiện của tư hữu và xã hội có giai cấp

– Khi xã hội có sản phẩm thừa, một số người lợi dụng chức phận  đã chiếm một phẩm của xã hội làm sản phẩm riêng cho mình.

-Tư hữu bắt đầu xuất hiện, quan hệ cộng đồng  bắt đầu bị phá vỡ, gia đình thay đổi theo, gia đình phụ hệ  xuất hiện.

-Khả năng lao động  của các gia đình khác nhau, thúc đẩy sự phân biệt giàu, nghèo. Xã hội nguyên thủy tan vỡ. Con người đứng trước  ngưỡng cửa của thời đại xã hội có giai cấp đầu tiên – Xã hội cổ đại.

B. Bài tập

Câu 1: Tổ chức xã hội của Người tinh khôn là gì ?

Trả lời:

Từng nhóm người cũng đông đúc hơn, gồm 2-3 thế hệ già trẻ cùng có chung dòng máu, được gọi là thị tộc – những người “cùng họ”.

Trong thị tộc, con cháu có thói quen tôn kính lớp ông bà. cha mẹ. Ngược lại, ông bà cha mẹ đều chăm lo bảo đảm nuôi dạy tất cả con cháu của thị tộc.

Trên một vùng sinh sống thuận lợi như ven sông, suối… thường không chỉ có thị tộc mà còn có bộ lạc.

Bộ lạc là tập hợp một số thị tộc, sống cạnh nhau, có họ hàng với nhau và cùng có một nguồn gốc tổ tiên xa xôi. Giữa các thị tộc trong một bộ lạc thường có quan hệ gắn bó với nhau, giúp đỡ nhau.

Đương nhiên, công việc thường xuyên và hàng đầu của thị tộc là kiếm thức ăn để nuôi sống thị tộc.

Những công việc như thế nhất là việc săn đuổi, săn bẫy các con thú lớn, thú chạy nhanh, luôn đòi hỏi sự phân công hợp lí, sự “chung lưng đấu cật”, mỗi người mỗi việc, phối hợp ăn ý với nhau.

Yêu cầu của công việc và trình độ lao động thời nguyên thuỷ đòi hỏi sự hợp tác lao động của nhiều người, của các thị tộc.

Thức ăn kiếm được chưa nhiều, chưa có đều đặn. Mọi người còn phải cùng làm, cùng cố gắng đến mức cao nhất để kiếm sống nên tự nhiên người ta thấy cần phải công bằng, phải được hưởng thụ bằng nhau.

Như thế, trong thị tộc không chỉ có sự hợp tác mà mọi của cải, mọi sinh hoạt được coi là của chung, việc chung, làm chung, ăn chung.

Câu 2: Thế nào là thị tộc, bộ lạc ?

Trả lời:

Đến giai đoạn Người tinh khôn, số dân đã tăng lên. Từng nhóm người cũng đông đúc hơn, gồm 2-3 thế hệ già trẻ cùng có chung dòng máu, được gọi là thị tộc – những người “cùng họ”.

Trong thị tộc, con cháu có thói quen tôn kính lớp ông bà. cha mẹ. Ngược lại, ông bà cha mẹ đều chăm lo bảo đảm nuôi dạy tất cả con cháu của thị tộc.

Trên một vùng sinh sống thuận lợi như ven sông, suối… thường không chỉ có thị tộc mà còn có bộ lạc.

Bộ lạc là tập hợp một số thị tộc, sống cạnh nhau, có họ hàng với nhau và cùng có một nguồn gốc tổ tiên xa xôi. Giữa các thị tộc trong một bộ lạc thường có quan hệ gắn bó với nhau, giúp đỡ nhau

Câu 3: Sự xuất hiện công cụ bằng kim loại có ý nghĩa như thế nào ?

Trả lời:

Từ chỗ dùng những công cụ bằng đá, bằng xương, tre, gỗ, người ta bắt đầu biết chế tạo đồ dùng và công cụ bằng đồng.

Cư dân Tây Á và Ai Cập biết sử dụng đồng sớm nhất, thoạt tiên là đồng đỏ vào khoảng 5500 năm trước đây. Cách ngày nay khoảng 4000 năm, nhiều cư dân trên Trái Đất đã biết dùng đồng thau.

Khoảng 3000 năm trước đây, cư dân ở Tây Á và Nam Âu là những người đầu tiên biết đúc và sử dụng đồ sắt.

Công cụ kim khí đã mở ra một thời đại mới mà tác dụng và năng suất lao động của nó vượt xa thời đại đồ đá. Đặc biệt là công cụ bằng sắt thì không có một công cụ đá nào có thể so sánh được. Nhờ có đồ kim khí, nhất là sắt, người ta có thế khai phá những vùng đất đai mà trước kia chưa khai phá nổi, có thể cày sâu cuốc bẫm, có thể xẻ gỗ đón” thuyền đi biển, xẻ đá làm lâu đài và bản thân việc đúc sắt cũng là một ngành sản xuất quan trọng bậc nhất.

Đây thực sự là một cuộc cách mạng trong sản xuất. Lần đầu tiên trên chặng đường dài của lịch sử loài người, con người có thể làm ra một lượng sản phẩm thừa.

Câu 4: Do đâu mà có sự xuất hiện tư hữu ?

Trả lời:

Trong xã hội, mỗi thành viên có những chức phận khác nhau. Ban đầu, một số người được cử chỉ huy dán binh, chuyên trách về lễ nghi hoặc điều hành các công việc chung của thị tộc, bộ lạc (xây đền, làm nhà, làm đường, đắp đê…). Những người này lợi dụng chức phận để chiếm một phần sản phẩm xã hội cho riêng mình khi chi dùng các công việc chung. Chẳng bao ỉâu, họ có nhiều của cải hơn người khác. Thế là của tư hữu bắt đầu xuất hiện.

Câu 5: Hãy giải thích tính cộng đồng của thị tộc

Trả lời:

–  Trong thị tộc, con cháu có thói quen tôn kính ông bà, cha mẹ. Ngược lại, ông bà, cha mẹ đều chăm lo, bảo đảm nuôi dạy tất cả con cháu của thị tộc.

–  Yêu cầu của công việc và trình độ lao động thời nguyên thuỷ đòi hòi sự hợp tác lao động của nhiều người, của cả thị tộc (ví dụ : việc săn đuổi, săn bẫy các con thú lớn, thú chạy nhanh luôn đòi hỏi sự phân công lao động hợp lí, sự “chung lưng đấu cật”, mỗi người mỗi việc, phối hợp ăn ý với nhau).

–  Con người được hưởng thụ bằng nhau, vì thức ăn chưa kiếm được nhiều, chưa đều đặn, mọi người đều cùng phải cố gắng đế sinh tồn.

Như vậy, trong thị tộc khỏng chi có sự hợp tác mà mọi cùa cải, mọi sinh hoạt được coi là của chung, việc chung, làm chung, ăn chung.

  • Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 10:

    • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 10
    • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 10
    • Đáp án môn Lịch sử lớp 10
    • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 10

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu sơ lược về xã hội nguyên thủy của loài người từ hình thức bộ tộc, bộ lạc đến sự xuất hiện của xã hội có sự tư hữu về tài sản. Chúc các bạn học tập vui vẻ!

0