13/01/2018, 21:06

Bài 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168,169 trang 63, 64 Toán 6 tập 1: Ôn tập chương 1

Bài 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168,169 trang 63, 64 Toán 6 tập 1: Ôn tập chương 1 Ôn tập chương 1 Toán 6 tập 1 Số học: Giải bài 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167 trang 63 ; Bài 168,169 trang 64 Toán 6 tập 1 : Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên A. Các nội dung chính ...

Bài 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168,169 trang 63, 64 Toán 6 tập 1: Ôn tập chương 1

Ôn tập chương 1 Toán 6 tập 1 Số học: Giải bài 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167 trang 63; Bài 168,169 trang 64 Toán 6 tập 1: Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên

A. Các nội dung chính trong ôn tập chương 1 Toán 6.

– Các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa số

– Tính chất chia hết. Dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9

– Số nguyên tố, hợp số

– ƯCLN, BCNN

B. Giải chi tiết bài ôn tập chương 1 số học – Toán 6 tập 1 trang 63, trang 64

Bài 159. Tìm kết quả các phép tính:

a ) n – n;            b )n : n   (n#0)              c) n+ 0;

d) n – 0;             e) n . 0;                        g) n.1;          h) n:1

Đáp án: a ) n – n = 0;      b ) n : n   (n#0)  = 1;           c) n+ 0 = n;

d) n – 0 = n;       e) n . 0 =0;      g) n.1 = n ;          h) n:1 =n


Bài 160 trang 63 toán 6 tập 1 . Thực hiện các phép tính

a) 204 – 84 : 12;               b) 15.23 + 4 .32 – 5.7;

c) 56: 53 + 23.22                    d) 164.53 + 47.164;

Lời giải: a) 204 – 84 : 12 = 204 – 7 = 197

b) 15.23 + 4 .32 – 5.7 = 15.8 + 4.9 – 35 = 120 + 36 – 35 =121

c) 5: 53 + 2. 2= 53+ 2=  125 + 32 = 157

 d) 164.53 + 47.164 =164.(53 + 47) = 164.100 = 16400


Bài 161. Tìm số tự nhiên x, biết

a) 219 – 7(x + 1) =100;

b) (3x – 6).3 = 34;

Lời giải: a) 219 – 7(x + 1) =100

7(x+1) = 219 -100

7(x+1) = 119

x + 1 = 119:7

x + 1 = 17

x = 17-1

x = 16

b) (3x – 6).3 = 34

3x – 6 = 3: 3

3x – 6 = 33

3x = 27 + 6

3x = 33

x = 11


Bài 162 trang 63 ôn tập chương 1 Toán Số học 6. Để tìm số tự nhiên x, biết rằng nếu lấy số đó trừ đi 3 rồi chia co 8 thì được 12, ta có thể viết (x-3):8 =12 rồi tìm x ta được x = 99.
Bằng cách làm như trên, hãy tìm số tự nhiên x, biết rằng nếu nhân nó với 3 rồi trừ đi 8, sau đó chia cho 4 thì được 7.

Để tìm số tự nhiên x, biết rằng nếu nhân nó với 3 rồi trừ đi 8, sau đó chia cho 4 thì được 7, ta có thể viết (3.x – 8 ): 4 = 7

3.x – 8 = 7.4

3.x – 8 = 28

3.x =  28 + 8

3.x = 36

x = 36:3

x = 12


Bài 163. Đố. Điền các số 25,18,22,33 vào chỗ trống và giải bài toán sau:
Lúc… giờ, người ta thắp một ngọn nến có chiều cao … cm. Đến …. giờ cùng ngày, ngọn nến chỉ còn cao… cm. Trong một giờ, chiều cao của ngọn nến giảm bao nhiêu cm?

Lời giải: Lúc 18 giờ, người ta thắp một ngọn nến có chiều cao 33 cm. Đến 22 giờ cùng ngày, ngọn nến chỉ còn cao 25 cm.

Trong thời gian 4 tiếng từ 18 giờ đến 22 giờ ngọn nến giảm:

33 – 25 = 8 (cm)

Vậy trong 1 giờ, ngọn nến giảm là 8:4 = 2 (cm)

Đ/s: 2(cm)

Giải thích thêm cho các em: Một ngày có 24 giờ nên trong 4 số 25,18,22,33 thì chỉ có 18,22 là thỏa mãn; tương tự giờ thì phải từ giờ nhỏ đến lớn; ngược lại chiều cao của cây nến thì phải ngắn đi do đốt.


Bài 164 trang 63 Ôn tập chương 1. Thực hiện các phép tính rồi phân tích kết quả ra thừa số nguyên tố:

a) (1000 + 1) : 11;                  b) 142 + 52 + 22;

c) 29 . 31 + 144 : 122;            d) 333 : 3+ 225 : 152;

Lời giải: a) (1000 + 1) : 11

= 1001 : 11

= 91

caua

91 = 13.7

b) 142 + 52 + 22

= 196 + 25 + 4

= 225

caub

225 = 3. 52

c) 29 . 31 + 144 : 122

= 29 . 31 + 144 : 144

= 29 . 31 + 1

= 899 + 1 = 900

cau c

900 =  2. 32 . 52

d) 333 : 3 + 225 : 152

= 333 : 3 + 225 : 225

= 333 : 3 + 1

= 111 + 1

=112 = 24.7


Bài 165 . Gọi P là tập hợp các số nguyên tố. Điều kí hiệu ∈ hoặc ∉ thích hợp vào ô vuông:
a) 747 ⟨ P; 235 ⟨ P; 97 ⟨ P
b) a = 835 . 123 + 318; a ⟨ P
c) b= 5 .7 .11 + 13 . 17; b ⟨ P
d) C = 2. 5 . 6 – 2 . 29; c ⟨ P

Đáp án: a) 747 P (vì 747 ⋮ 9) ; 235 P (Vì 235 ⋮5); 97 P
b) a = 835 . 123 + 318; a ∉ P (vì a ⋮3)
c) b= 5 .7 .11 + 13 . 17; b ∉ P  vì b là số chẵn (Tổng của 2 số lẻ)
d) c = 2. 5 . 6 – 2 . 29; c ∈ P vì c = 2


Bài 166. Viết các tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử:
a) A = { x ∈ N | 84⋮x, 180⋮x và x > 6};
b) B = { x ∈ N | x ⋮12, x ⋮15; x ⋮18 và 0 < x < 300}.

Đáp án: a) Vì 84 ⋮x và 180⋮x ⇒ x ∈ ƯC(84,180) và x > 6

Ta có ƯCLN (84; 180) = 12;  ⇒ ƯC(84,180) = Ư(12) ={1,2,3,4,6,12}

Vì x > 6. Vậy A = {12}

b) Vì x ⋮12, x ⋮15; x ⋮18 x ⇒ x ∈ BC(12, 15, 18) và 0 < x < 300

Ta có BCNN(12, 15, 18) = 180 ⇒BC(12, 15, 18) = {0, 180, 360,…}

Vì 0 < x < 300. Vậy B = {180}


Bài 167 trang 63 . Một số sách nếu xếp thành từng bó 10 quyển, 12 quyển hoặc 15 quyển đều vừa đủ bó. Tính số sách đó biết rằng số sách trong khoảng 100 đến 150.

Đáp án: Gọi a là số sach thi a ∈ BC(10,12,15) và 100<a<150
Ta có BCNN(10,12,15) = 60
BC(10,12,15) = {0,60,120,180,…}
Vì 100<a<150
Vậy số sách là 120 quyển.


Bài 168 trang 64 SGK toán 6 tập 1

Máy bay trực thăng ra đời năm nào?bai 168
Máy bay trực thăng ra đời năm abcd
Biết rằng: a không là số nguyên tố, cũng không là hợp số;
b là số dư trong phép chia 105 cho 12;
c là số nguyên tố lẻ nhỏ nhất
d là trung bình cộng của b và c.

Lời giải: a không phải số nguyên tố, cũng không phải hợp số ⇒ a = 1(a khác 0)

b là số dư trong phép chia 105 cho 12.

Ta thấy: 105:12=8 (dư 9) ⇒ b =9

c là số nguyên tố lẻ nhỏ nhất ⇒ c = 3

d là số trung bình cộng của b và c.

Ta có: (b+c):2=(9+3):2=12:2=6=d

⇒ d= 6

⇒ abcd=1936

Vậy máy bay ra đời năm 1936.


Bài 169.

Bé kia chăn vịt khác thường

Buộc đi hàng chẵn mới ưa.

Hàng 2 xếp thấy chưa vừa,

Hàng 3 xếp vẫn còn thừa 1 con,

Hàng 4 xếp cũng chưa tròn,

Hàng 5 xếp thiếu 1 con mới đầy,

Xếp thành hàng 7, đẹp thay!

Vịt bao nhiêu? Tính được ngay mới tài!

(Biết vịt chưa đến 200 con)

Đáp án và giải bài 169:

Hàng 2 xếp thấy chưa vừa ⇒ Số vịt chia 2 dư 1 (1)
Hàng 3 xếp vẫn còn thừa 1 con ⇒ Số vịt chia 3 dư 1 (2)
4 hàng xếp vẫn chưa tròn ⇒ Số vịt không chia hết cho 4 (3)
Hàng 5 xếp thiếu 1 con mới đầy ⇒ số vịt chia 5 dư 4 (4)
Xếp thành hàng 7 đẹp thay ⇒ số vịt chia hết cho 7 (5)
————-
Từ điều kiện (4) và (1) ⇒ số vịt là 9, 19, 29, 39, 49, 59, 69, 79, 89, 99, … (số có tận cùng là 9)
Số đó chia hết cho 7 ⇒ số có tận cùng là 9 mà chia hết cho 7 phải là: 7 x 7 = 49, 7 x 17 = 119; 7 x 27 = 189 (thế thôi vì số vịt <200)
Kiểm tra điều kiện không chia hết cho 4 và chia 3 dư 1 thì số vịt là 49; 119 (loại vì chia 3 dư 2), 189 (loại vì chia hết cho 3).

Đáp số: 49 con vịt

Ad Chúc các em học tốt!

Thường xuyên truy cập Dethikiemtra.com để cùng học tập nhé!

0