13/01/2018, 21:00

Bài 11 Sự hút nước và muối khoáng của rễ (tiếp theo) trang 39 môn sinh 6

Bài 11 Sự hút nước và muối khoáng của rễ (tiếp theo) trang 39 môn sinh 6 Giải bài 1,2,3 trang 39 SGK Sinh 6 : Bài 11 Sự hút nước và muối khoáng của rễ (tiếp theo) – Chương 2. Rễ cây hút nước và muối-khoáng hoà tan chủ yếu nhờ lông hút. Nước và muối-khoáng trong đất được lông hút hấp thụ ...

Bài 11 Sự hút nước và muối khoáng của rễ (tiếp theo) trang 39 môn sinh 6

 Giải bài 1,2,3 trang 39 SGK Sinh 6 : Bài 11 Sự hút nước và muối khoáng của rễ (tiếp theo) – Chương 2.

Rễ cây hút nước và muối-khoáng hoà tan chủ yếu nhờ lông hút. Nước và muối-khoáng trong đất được lông hút hấp thụ chuyển qua vỏ tới mạch gỗ đi lên các bộ phận của cây.

Các yếu tố bên ngoài như thời tiết, khí hậu, các loại đất khác nhau,… có ảnh hưởng tới sự hút nước và muối-khoáng của cây.

Cần cung cấp đủ nước và muối-khoáng thì cây trồng mới sinh trưởng và phát triển tốt.

Bài 1: Bộ phận nào của rễ có chức năng chủ yếu hấp thụ nước và muối khoáng ?

–    Nước và muối-khoáng hòa tan trong đất. được lông hút hấp thụ, chuyển qua vỏ tới mạch gỗ.

–    Rễ mang các lông hút có chức năng hút nước và muối-khoáng hòa tan trong đất.


Bài 2: Chỉ trên tranh vẽ con đường hấp thụ nước và muối khoáng hoà tan từ đất vào cây.

Các em quan sát hình 11.2 trang 37 SGK để mô tả: con đường hấp thụ nước và muốikhoáng hòa tan từ đất vào cây.


Bài 3: Vì sao bộ rễ cây thường ăn sâu, lan rộng, số lượng rễ con còn nhiều?

– Bộ rễ là cơ quan thu nhận chất dinh dưỡng (nước và muốikhoáng) cho cây. Cho nên khi cây càng lớn. nhu cầu nước và muốikhoáng càng nhiều thì bộ rễ cây phải phát triển để hút đủ nước và muốikhoáng phục vụ  hoạt động sống của cây.

Mặt khác, khi cây càng lớn thì bộ rễ càng phải ăn sâu, lan rộng mới giữ cây đứng vững.

0