05/06/2017, 10:45

Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống

SINH HỌC 10 BÀI 1: GIẢI BÀI TẬP CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG I. CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA A. PHẦN TÌM HIỂU VÀ THẢO LUẬN ▼ Sinh vật khác với vật vô sinh ở những điểm nào? Trả lời: Sinh vật khác với vật vô sinh: - Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ một hay nhiều tế bào và các tế bào chỉ được sinh ...

SINH HỌC 10 BÀI 1: GIẢI BÀI TẬP CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG I. CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA A. PHẦN TÌM HIỂU VÀ THẢO LUẬN ▼ Sinh vật khác với vật vô sinh ở những điểm nào? Trả lời: Sinh vật khác với vật vô sinh: - Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ một hay nhiều tế bào và các tế bào chỉ được sinh ra bằng cách phân chia tế bào. - Sinh vật được tổ chức theo thứ bậc rất chặt chẽ, trong đó tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản có đầy đủ đặc điểm đặc trưng cho sự ...

SINH HỌC 10 BÀI 1: GIẢI BÀI TẬP CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG

 

I. CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA

A. PHẦN TÌM HIỂU VÀ THẢO LUẬN

Sinh vật khác với vật vô sinh ở những điểm nào?

Trả lời:

Sinh vật khác với vật vô sinh:

- Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ một hay nhiều tế bào và các tế bào chỉ được sinh ra bằng cách phân chia tế bào.

- Sinh vật được tổ chức theo thứ bậc rất chặt chẽ, trong đó tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản có đầy đủ đặc điểm đặc trưng cho sự sống là: trao đổi chất, sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng,...

- Các cấp tổ chức của thế giới sống là những hệ mở có khả năng tự điều chỉnh.

Quan sát hình 1 SGK Sinh học 10 và giải thích các khái niệm: mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái.

Trả lời:

Các khái niệm:

- Mô: là tập hợp các tế bào giống nhau, cùng phối hợp thực hiện các chức năng nhất định.

- Cơ quan: nhiều mô kết hợp thành cơ quan, nhiều cơ quan kết hợp tạo thành hệ cơ quan.

- Cơ thể: được cấu tạo từ các cơ quan và các hệ cơ quan.

- Quần thể: là một nhóm cá thể cùng loài. 

Các cấp tổ chức của thế giới sống

- Quần xã: gồm nhiều quần thể của các loài khác nhau.

- Hệ sinh thái: gồm quần xã và sinh cảnh.

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Thế giới sống được tổ chức như thế nào? Nêu các cấp tổ chức sống cơ bản.

Trả lời:

- Thế giới sống được tổ chức theo các cấp bậc với các đặc tính nổi trội.

- Các cấp tổ chức sống cơ bản là: tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái. 

2. Đặc tính nổi trội của cấp tổ chức sống là gì? Nêu một số ví dụ.

Trả lời:

Đặc tính nổi trội là đặc điểm nổi bật đặc trưng cho từng cấp cấu trúc mà cấp tổ chức bên dưới không có được. Đặc điểm nổi trội được hình thành do sự tương tác các bộ phận cấu thành của hệ thống tạo nên.

Ví dụ:

+ Cấp tế bào có đặc điểm nổi trội: cấp tế bào là đơn vị tố chức cơ bản của sự sống. Mọi chức năng sống đều diễn ra trong tế bào, dù là tế bào nhân sơ, tế bào nhân chuẩn, đơn bào hay đa bào.

+ Cấp cơ thể có đặc điểm nổi trội: cơ thể là đơn vị tổ chức tồn tại độc lập, gồm nhiều hệ cơ quan phối hợp hoạt động trong một cơ thể thống nhất và thích nghi với môi trường.

+ Cấp quần thể có đặc điểm nổi trội là: gồm nhiều cơ thể cùng loài, sống trong một vùng địa lí nhất định, có sự phân hóa đực, cái. Quần thể là đơn vị sinh sản và tiến hóa.

3. Nêu một số ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người.

Trả lời:

- Khi ta chạy bộ, tức là hệ vận động tăng cường hoạt động, thì cơ thể tự điều chỉnh bằng cách tăng cường hoạt động của hệ hô hấp (ta hít thở nhanh hơn), tăng cường hoạt động của hệ tuần hoàn (tim đập nhanh hơn), tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa (nhanh đói hơn) để đáp ứng nhu cầu tăng ôxi và năng lượng cho cơ thể,...

- Khi lượng đường huyết tăng cao thì cơ thể tự điều chỉnh bằng cách: tụy tiết insulin chuyển hóa đường glucôzơ dư thành glicôgen dự trữ ở gan. Khi đường huyết giảm thì tụy tiết glucagôn chuyển glicôgen dự trữ ở gan thành glucôzơ để bảo đảm nồng độ đường trong máu luôn Ổn định.

4. Hãy chọn câu trả lời đúng nêu dưới đây. Các loài sinh vật mặc dù rất khác nhau nhưng chúng vẫn có những đặc điểm chung là vì:

Trả lời:

a) Chúng sống trong những môi trường giống nhau.

b) Chúng đều được cấu tạo từ tế bào.

c) Chúng đều có chung một tổ tiên.

d) Tất cả các điều nêu trên đều đúng.

Đáp án: b.

 

III. CÂU HỎI BỔ SUNG

Thế nào là hệ mở?

Trả lời:

Hệ mở là một hệ thống luôn cần có sự trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường.

 
0