03/02/2018, 20:40

Yêu cần đạt về đọc, viết, nói trong chương trình mới Tiếng Việt lớp 4

Yêu cần đạt về đọc, viết, nói trong chương trình mới Tiếng Việt lớp 4 Đọc đúng và diễn cảm các văn bản truyện, kịch, thơ, văn bản miêu tả; tốc độ đọc khoảng 90 – 100 tiếng/phút. Yêu cầu cần đạt môn Tiếng Việt lớp 4 chương trình mới. ĐỌ C KĨ THUẬT ĐỌC 0.1. Đọc đúng và diễn cảm các văn ...

Yêu cần đạt về đọc, viết, nói trong chương trình mới Tiếng Việt lớp 4

Đọc đúng và diễn cảm các văn bản truyện, kịch, thơ, văn bản miêu tả; tốc độ đọc khoảng 90 – 100 tiếng/phút. Yêu cầu cần đạt môn Tiếng Việt lớp 4 chương trình mới.

ĐỌC

KĨ THUẬT ĐỌC

0.1. Đọc đúng và diễn cảm các văn bản truyện, kịch, thơ, văn bản miêu tả; tốc độ đọc khoảng 90 – 100 tiếng/phút. Biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu hay chỗ ngắt nhịp thơ; biết đọc nhấn giọng đúng những từ ngữ cần nhấn giọng trong câu; biết thể hiện cảm xúc qua giọng đọc.

0.2. Biết đọc thầm với tốc độ khoảng 130 – 140 chữ/phút.

0.5. Biết dùng một số loại từ điển tiếng Việt thông dụng.

0.6. Biết ghi chép vắn tắt những ý tưởng, chi tiết quan trọng vào phiếu đọc sách hoặc sổ tay.

ĐỌC HIỂU

n bản văn học

1.a. Nhận biết được những chi tiết và nội dung được thể hiện tường minh. Dựa vào gợi ý, hiểu được nội dung hàm ẩn của văn bản.

1.b. Xác định được một số chi tiết nổi bật. Biết tóm tắt văn bản.

1.c. Hiểu được chủ đề của văn bản.

2.a. Nhận biết được văn bản có nội dung do tưởng tượng và văn bản viết về những sự việc, sự vật, hiện tượng có thật.

2.b. Nhận biết được các yếu tố thời gian, địa điểm, sự việc chính, nhân vật trong truyện và thời gian, địa điểm, sự việc chính, vai diễn, lời thoại trong kịch bản.

2.c. Nhận biết được đặc điểm của nhân vật thể hiện qua hình dáng, điệu bộ, hành

động, ngôn ngữ, suy nghĩ.

2.d. Nhận biết được trình tự sắp xếp các sự việc trong câu chuyện: theo trình tự

thời gian hay theo quan hệ nhân quả.

2.e. Chọn được một cách kết thúc khác cho câu chuyện.

2.g. Bước đầu hiểu được tác dụng của vần, nhịp, hình ảnh và biện pháp tu từ nhân hoá trong thơ.

3.a. Nêu được tình cảm, suy nghĩ của bản thân sau khi đọc văn bản.

3.b. Nêu được nhân vật, câu chuyện, bài hoặc đoạn thơ mà mình yêu thích nhất và

giải thích được vì sao.

3.c. Nêu được cách ứng xử của bản thân nếu gặp những tình huống tương tự như

tình huống của nhân vật trong tác phẩm.

4.1. Đọc mở rộng văn bản văn học với dung lượng khoảng120 trang/năm, mỗi trang khoảng 210 chữ.

4.2. Thuộc lòng ít nhất 12 đoạn thơ, bài thơ hoặc đoạn văn đã học, có độ dài khoảng

100 chữ.

n bản thông tin

1.a. Nhận biết được những chi tiết và nội dung cụ thể được thể hiện tường minh trong văn bản; hiểu được nội dung hàm ẩn (có thể có) của văn bản với những suy luận không quá phức tạp.

1.b. Biết giải thích ý nghĩa của một số chi tiết nổi bật. Biết tóm tắt văn bản dựa trên các ý chính.

1.c. Hiểu được đề tài và nội dung chính hay thông tin cơ bản của văn bản.

2.a. Nhận biết được đặc điểm của một số loại văn bản thông tin thông dụng, đơn giản và mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó: văn bản giới thiệu sách/phim; văn bản chỉ dẫn (đơn giản) các bước thực hiện một công việc hoặc làm/sử dụng một sản phẩm; thư cảm ơn hoặc xin lỗi; đơn (xin nghỉ học, xin nhập học); giấy mời.

2.b. Nhận biết được vị trí và mục đích của phần tài liệu tham khảo.

2.c. Nhận biết được cách sắp xếp ý tưởng, thông tin trong văn bản, chẳng hạn theo trật tự thời gian hoặc quan hệ nhân quả.

2.d. Nhận biết được bố cục của một văn bản thông tin thông thường: phần đầu,

phần giữa (chính) và phần cuối.

2.e. Nhận biết được các lí lẽ củng cố cho một ý kiến, nhận định trong văn bản thông tin.

3.a. Nêu được một vấn đề có ý nghĩa đối với bản thân hay cộng đồng được gợi ra từ văn bản thông tin đã đọc.

3.b. Nhận biết được ý tưởng, thông tin qua hình ảnh, kí hiệu, số liệu trong văn bản

(gồm văn bản in hoặc văn bản điện tử).

4. Đọc mở rộng văn bản thông tin với dung lượng khoảng 60 trang/năm, mỗi trang khoảng 170 chữ, bao gồm cả một số văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng.

VIẾT

KĨ THUẬT VIẾT

0.1. Viết đúng chữ viết hoa.

0.2. Viết đúng các tiếng dễ viết sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương hay đồng âm nhưng có hình thức chính tả khác nhau. Biết sửa lỗi chính tả trong bài viết. Biết viết hoa các tên riêng của tổ chức, cơ quan.

VIẾT ĐOẠN VĂN, VĂN BẢN

1.a. Biết thực hiện quy trình viết gồm các bước: xác định nội dung viết; thu thập chất liệu cho bài viết (từ suy nghĩ, quan sát, trải nghiệm cá nhân; thông qua thảo luận, đọc sách báo, phỏng vấn, đọc trên mạng,…); hình thành ý cho bài viết; viết nháp; chỉnh sửa lỗi về bố cục, lỗi dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả; hoàn thiện bài viết dựa vào nhận xét, góp ý của giáo viên hoặc bạn bè.

1.b. Viết đoạn văn, văn bản thể hiện được rõ ràng và mạch lạc chủ đề, ý tưởng

chính hoặc thông tin cơ bản; bảo đảm phù hợp với yêu cầu về kiểu loại văn bản; có

mở đầu, triển khai, kết thúc; các câu, đoạn có mối liên kết với nhau.

2.a. Biết viết bài văn kể lại một sự việc bản thân đã chứng kiến (nhìn thấy, xem)

hoặc tham gia và chia sẻ suy nghĩ, tình cảm của mình về sự việc đó.

2.b. Biết viết bài văn kể lại câu chuyện (đã đọc, đã nghe hoặc tự sáng tác) có kèm tranh minh hoạ.

3. Biết viết bài văn miêu tả về đồ vật hoặc con vật, cây cối; dùng những từ ngữ gợi lên những đặc điểm nổi bật của đối tượng được miêu tả.

4. Biết viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của bản thân về một nhân vật trong văn học hoặc một người gần gũi, thân thiế

5. Biết viết đoạn văn ngắn nêu lí do vì sao mình thích câu chuyện đã đọc hoặc đã

6. Biết viết văn bản ngắn: hướng dẫn các bước thực hiện một công việc hay làm/sử dụng một sản phẩm gồm 2 – 3 bước.

7. Biết viết báo cáo thảo luận nhóm, đơn theo mẫu, thư trao đổi công việc,…

I VÀ NGHE

1.a. Biết nói rõ ràng, tập trung vào mục đích và đề tài được nói tới; có thái độ tự tin; biết kết hợp một cách phù hợp cử chỉ, điệu bộ (ánh mắt, động tác của đầu, tay,…) để tăng thêm hiệu quả giao tiếp.

1.b. Biết nói về một đề tài có sử dụng các phương tiện hỗ trợ (ví dụ: biểu đồ, tranh ảnh,…).

1.c. Biết kể lại một sự việc mình đã tham gia và chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về sự việc đó.

1.d. Biết kể lại một câu chuyện đã đọc, nghe hoặc xem bằng lời của những nhân vật khác nhau.

1.e. Biết trình bày lí lẽ để củng cố cho một ý kiến hoặc nhận định về một vấn đề

gần gũi với đời sống.

1.g. Biết trình bày trước nhóm, giới thiệu một vài điểm nổi bật của một cuốn sách nhỏ đã đọc hay một bộ phim đã xem (theo lựa chọn cá nhân).

2.a. Nghe và nắm bắt được chủ đề, những chi tiết quan trọng trong câu chuyện.

2.b. Biết ghi lại những nội dung quan trọng khi nghe ý kiến phát biểu của người khác.

3.a. Biết tuân thủ những quy định trong thảo luận: nguyên tắc luân phiên lượt lời;

tập trung vào vấn đề thảo luận.

3.b. Biết đóng góp ý kiến của mình trong việc thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm hay một nhiệm vụ mà nhóm hay lớp phải thực hiện.

0