18/06/2018, 13:17

VƯƠNG THÁI LÂM (1798 – 1862)

Vương Thái Lâm, tự Húc Cao, biệt hiệu Thoái Tư cư sĩ, người đời Thanh, Giang Tô, Vô Tích. Cha ông là Vuông Khải Hiền, một nhà Nho chưa từng đỗ đạt. Nhà có năm anh em, ông là con nhỏ nhất, cho nên có tên là Ngũ Quan. Ông theo cha học Nho, được cha thương mến vì ông rất thông minh. Khi lớn, theo ...

 Vương Thái Lâm, tự Húc Cao, biệt hiệu Thoái Tư cư sĩ, người đời Thanh, Giang Tô, Vô Tích. Cha ông là Vuông Khải Hiền, một nhà Nho chưa từng đỗ đạt. Nhà có năm anh em, ông là con nhỏ nhất, cho nên có tên là Ngũ Quan. Ông theo cha học Nho, được cha thương mến vì ông rất thông minh. Khi lớn, theo học y với cậu là Cao Bỉnh Quân (tự Cẩm Đình). Cậu Cao giỏi ngoại khoa, có danh vọng ở vùng Giang Chiết (Giang Tô, Chiết Giang) có viết sách ‘Dương Khoa Tâm Đắc Tập’ ‘Cảnh Nhạc Tân Phương Cả’ lưu truyền ở đời. Được cậu hết lòng  chỉ giáo, ông tinh tiến trong nghề y. Cậu qua đời, ông kế thừa sự nghiệp của cậu về ngoại khoa. Ông trị liệu hiệu nghiệm

thấy rõ nên người đén xin xem mạch ngày càng đông. Chẩn bệnh cũng có bệnh nội khoa nên ông ra sức nghiên cứu nội khoa. Hễ có giờ rảnh, ông nghiên đọc sách y, trên từ ‘Nội kinh’, dưới tới sách vở của các danh y đời Minh, Thanh. Hơn 10 năm, y thuật của ông tinh thâm, gặp bệnh chẩn trị hiệu nghiệm ngay, nổi tiếng bốn phương về chuyên nội khoa. Học trò đến xin học có đến vài mươi người. Ông nổi tiếng danh y, nhưng tuyệt không kiêu căng tự thị. Để giảm tốn kém cho người bệnh, ông thường đi bộ. Trong những trường hợp bệnh nguy cấp hoặc đường xa, ông mới chịu dùng xe kiệu. Với ngươi nghèo khó, ông không nhận tiền xem mạch, thậm chí không tính tiền thuốc thang. Thái độ trị bệnh của ông vẫn phi thường nghiêm túc. Phàm có nghi nan về bệnh chứng  ắt suy nghĩ chín chắn mới viết đơn thuốc; sau đó là hỏi han để bảo tiếp tục dùng đơn ấy, hoặc xem mạch lại. Vì vậy mà các y án do ông cất giữ lại đều rõ ràng, đầy đủ và chân thực. Ông viết rất nhiều sách, hiện lưu truyền có ‘Thoái Tư Tập Loại Phương Ca Chú ', ‘Y Phương Chứng  Trị Hối Biên Ca Quyết’, ‘Y Phương Ca Quát’, ‘Y Phương Ca Quyết’, ‘Tiết Thị Ôn Nhiệt Luận Ca Quyết’, ‘Tây Khê Thư Ốc Dạ Thoại Lục’. Ngươi sau đem các sách ấy ấn hành chung thành bộ 'Vương Húc Cao Y Thư Lục Chủng’. Khi hành nghề, ông ghi chép lại bao nhiêu án lệ, các y gia khác thu tập chỉnh lý thành những sách chuyên về y án, như ‘Hoàn Khê Thảo Đường Y Án’, do Liễu Bảo Di biên chép trong ‘Liễu Tuyển Tứ Gia Y Án’, Vương Húc Cao Lâm Chứng  Y Án’ do học trò Phương Canh Hà chỉnh lý thành sách, 'Vương Húc Cao Ngoại Khoa Y Án’ do Trung y viện Thường Thục thu tập, chỉnh lý. Số y án này rất hoàn bị nên có giá trị tham khảo cao. Ngoài ra, ông còn biên soạn 'Y Học Sô Ngôn’, ‘Lao Khoa Tâm Đắc Tập’. Ông mất năm 1862, hưởng thọ 64 tuổi. '

0