18/06/2018, 13:18

VƯƠNG SĨ HÙNG (1808 – 1868)

ương Sĩ Hùng, tự Mạnh Anh, khi nhỏ tự Tiên Long, về già hiệu Phàn Ân, lại hiệu Tiềm Trai, tự xưng là Bán Si sơn nhân, người Chiết Giang, Hải Ninh, là Diêm quan đời Thanh Niên hiệu Càn Long (1736 -1795), vì không chịu nổi tiếng sóng biển vỗ ghềnh, tằng tổ (ông cố) của ông dắt cả nhà dời về ở Tiền ...

 ương Sĩ Hùng, tự Mạnh Anh, khi nhỏ tự Tiên Long, về già hiệu Phàn Ân, lại hiệu Tiềm Trai, tự xưng là Bán Si sơn nhân, người Chiết Giang, Hải Ninh, là Diêm quan đời Thanh Niên hiệu Càn Long (1736 -1795), vì không chịu nổi tiếng sóng biển vỗ ghềnh, tằng tổ (ông cố) của ông dắt cả nhà dời về ở Tiền Đường (nay là Hàng Châu). Ông thuộc lớp người sau Diệp Quế, Tiết Tuyết, Ngô Cúc Thông, y gia trứ danh về ôn bệnh học. Ông là con nhà thế y. Nhà có 6 anh em, 3 anh lớn chết sớm: Thuở nhỏ, ông cũng ốm yếu, nhiều bệnh, đau bụng tiêu chảy quanh năm, đổ máu cam, nên ông thấy thuốc men là trọng yếu. Năm ông 12 tuổi, cha mắc ôn bệnh, thầy thuốc trị lầm khiến bệnh thêm nặng, may gặp danh y Phố Thượng Lâm chẩn trị mới khỏi. Điều này lại khiến ông biết thêm rằng nghề y có giỏi, dở, bèn hạ quyết tâm sẽ thành một thầy thuốc cao minh có thể cứu nguy người đời. Năm ông 14 tuổi, cha qua đời. Khi lâm chung, cha có trối với ông: Người ta sống trong trời đất, ắt phải mong có ích cho đời. Ông nhớ mãi lời cha dặn, quyết đem hết sức học y. Cậu là Du Quế Đình biết ông có chí lớn , giúp ông rất nhiều. Từ đây, tay ông không rời quyển sách, phàm kinh điển y học, danh y trực thuật, không quyển nào ông không đọc và nghiên cứu. Nhưng vì gánh gia đình quá nặng, ông chỉ còn cách, qua lời tiến cử người bạn của cha, xin làm kế toán cho Kim Hoa diêm vụ cục. Nhưng ông vẫn không quên học y, giờ rỗi rảnh thì duyệt đọc sách y. Sau một thời gian, ông nắm vững chân đế của y học. Năm 22 tuổi, ông trở về Hàng Châu hành nghề y tự nuôi sông, xem trị bệnh cứu người là trách nhiệm của mình. Cống hiến lớn nhất của ông cho nền y học là thành tựu mà ông đạt được khi nghiên cứu bệnh hoắc loạn và bệnh ôn. Niên hiệu Đạo Quang, năm thứ 17 (1837), bệnh hoắc loạn (đau bụng thổ tả) lưu hành ở Giang TÔ và Chiết Giang, người chết rất nhiều. Vì sách xưa chưa nói bệnh này, một số thầy thuốc không biết đầu đuôi, gọi là ‘bệnh lạ’ (kỳ bệnh). Còn ông thì xác nhận rằng đây là bệnh ,hoắc loạn chuyển cân’, đồng thời phân chia làm hai loại, thời dịch và phi thời dịch, nhiều cách cứu trị, hiệu nghiệm trông thấy. Ông cứu sống rất nhiều người. Để giảng giải dắt dần ' người sau, ông đem kinh nghiệm trị liệu bệnh hoắc loạn chỉnh lý, viết sách ‘Hoắc Loạn Luận’. Niên hiệu Đồng Trị, nam đầu (1862), hoắc loạn lại lưu hành ở Thượng Hải làm chết nhiều người, ông muốn chỉ đạo việc trị liệu bệnh này nên đính chính quyển sách và ấn hành rộng rãi để diệt' trừ bệnh dịch này. Sau đó, sách ‘Hoắc Loạn Luận’ được y giới xem là khuôn phép để theo. Năm 1852, ông còn viết xong một bộ sách chuyên trọng yếu về bệnh ôn nhiệt ‘Ôn Nhiệt Kinh Vĩ’. Sách này thu góp sở trường của các y gia, lấy ‘tâm cảm, phục tà’ làm hai cương lĩnh lớn để biện chúng ôn bệnh, từ đó, đối với học thuyết ôn bệnh, làm một lần tổng kết toàn diện có hệ thống, đem biện chứng  của ôn bệnh ra thực thi việc chẩn trị theo hướng mới. Vì thế mà khi ra đời, sách ấn hành toàn quốc, thành ‘một sách phải đọc’ (tất độc thư) của viện nghiên cứu học. Ngoài ra, ông còn có viết các sách ‘Tùy Tức Cư Ẩm Thực Phổ’, ‘Tiềm Trai Y Thoại’, ‘Tiềm Trai Giản Hiệu Phương’, ‘Qui Nghiến Lục’, ‘Tứ Khoa Giản Hiệu Phương’, ‘Vương Thị Y Aùn’, ‘Tiềm Trai Y Học Tùng Thư . Ông bệnh mất năm 1868 ở Thượng Hải, nơi ông cư ngụ, hưởng thọ 60 tuổi.

0