18/06/2018, 13:17

VƯƠNG DUY ĐỨC (1669 – 1749)

Vương Duy Đúc, tự Hồng Tự, biệt hiệu Lâm ốc tản nhân, lại hiệu Định Định Tử, ngụ ở Ngô Huyện (nay là Giang Tô, Ngô Huyện), Đông Đình Tây Sơn, là thầy thuốc ngoại khoa trứ danh đời Thanh. Ông là con nhà thể y chuyên ngoại khoa. Tằng tổ phụ (ông Vương Nhức Cốc, giỏi trị bệnh ghẻ lở, có viết ‘Bí ...

Vương Duy Đúc, tự Hồng Tự, biệt hiệu Lâm ốc tản nhân, lại hiệu Định Định Tử, ngụ ở Ngô Huyện (nay là Giang Tô, Ngô Huyện), Đông Đình Tây Sơn, là thầy thuốc ngoại khoa trứ danh đời Thanh. Ông là con nhà thể y chuyên ngoại khoa. Tằng tổ phụ (ông Vương Nhức Cốc, giỏi trị bệnh ghẻ lở, có viết ‘Bí tập’ (sách đặc trị) ông kế thừa nghiệp nhà, ngoài tinh thông ngoại khoa, còn giỏi nội, phụ, nhi khoa. Ông theo phép trị liệu tổ truyền, hành y hơn 40 năm, nổi tiếng đất Tam Ngô, ngươi đến xin học và cầu chẩn trị rất nhiều. Niên hiệu Càn Long năm thứ 5 (1740), ông tổng hợp bí quyết tổ truyền và kinh nghiệm lâm sàng mấy mươi năm của mình viết nên sách ‘Ngoại Khoa Chứng  Trị Toàn Sinh Tập’. Trong sách, luận chứng  và trị liệu khoa ghẻ lở có quan điểm không giống với số đông người, đối với hậu thế có ảnh hưởng lớn, không ít y sinh theo học thuyết của ông. Người đời gọi là ‘Toàn sinh phái’. Khi trị liệu bệnh ung thư, ông đặc biệt chú trọng phân biện âm dương hư thực, nhấn mạnh biện chứng  luận trị. Ông phản đối một số y sinh đương thời chỉ hỏi chỗ đau thuộc kinh nào, rồi theo đó cho thuốc, không phân biệt hàn ôn,  âm dương, hư thực. Ông nói ‘Nếu bằng cứ ở kinh mà không biện chứng , thuốc tuy trị kinh, kỳ thực quên trị chứng  vậy’. Vì vậy, trong sách ‘Ngoại Khoa Chứng  Trị Toàn Sinh Tập’, ông phân chia các chúng ngoại khoa ra hai môn lớn, dương chúng và âm chứng , đồng thời đối với bệnh cơ, biện chứng  và trị pháp của các chứng , xiển dương và phát huy thêm. Ông nhận xét rằng hồng ung (ung thư đỏ) là chứng  dương thực do khí huyết nóng mà ' độc trệ’, gây nên, bạch thư (ung thư trắng) là chứng  âm thực do khí huyết lạnh mà ‘độc ngưng, gây nên. Về phép trị liệu, ông chủ trương nội tiêu (làm cho tiêu đi ở bên trong), phản đối việc giải phẫu. Ông nói: ‘Phép nhà tôi xem tiêu là quí, thác là sợ’. Lại chủ trương dùng kim châm nhọt độc, phản đối khinh suất dùng dao, cấm dùng thực dược (thuốc công phá). Tóm lại, chủ yếu thành tựu của ông ở mặt ngoại khoa là chỗ biện biệt âm dương hư thực của bệnh ung thư, xiển phát bệnh nhân, bệnh cơ của âm thư và sáng lập nguyên tắc, sáng chế phương tễ hữu hiệu trị liệu âm thư. Ông sáng chế các danh phương (thuốc nổi tiếng) như ‘Dương Hòa Thang’, ‘Tê Hoàng Hoàn’..  đến ngày nay vẫn có giá trị thực dụng, được các y sinh lâm sàng thường dùng. Ông mất năm 1749, hưởng thọ 80 tuổi.

0