18/06/2018, 13:17

VŨ CHI VỌNG (1552 – 1629)

Vũ Chi Vọng, tự Thúc Khanh, người Thiểm Tây, Lâm Đồng, Vũ Đồn, là y gia ở cuối đời Minh. Ông học khoa cử, người có tên tuổi và khí tiết cao ở vùng đất Quang Trung, được gọi là ‘Quang Trung hồng nho’ (nhà nho lớn ở Quang Trung) Triều Minh, niên hiệu Vạn Lịch năm thứ 17 (1589), ông thi ...

 Vũ Chi Vọng, tự Thúc Khanh, người Thiểm Tây, Lâm Đồng, Vũ Đồn, là y gia ở cuối đời Minh. Ông học khoa cử, người có tên tuổi và khí tiết cao ở vùng đất Quang Trung, được gọi là ‘Quang Trung hồng nho’ (nhà nho lớn ở Quang Trung) Triều Minh, niên hiệu Vạn Lịch năm thứ 17 (1589), ông thi đỗ Tiến sĩ, nhận các chức Phó sứ Ty án sát tỉnh Sơn Đông, Chủ sự Ty Văn Tuyển, bộ Lại, Thiếu Khanh Thái thượng tự ở Nam Kinh, Tổng đốc Tam biên tỉnh Sơn Tây. Khi rảnh việc công, ông nghiên cứu sách thuốc, thu hoạch nhiều kinh nghiệm, danh tiếng ngang với danh y đồng thời là Vương Khẳng Đường. Ông viết các sách ‘Tế Âm Cương Mục’, ‘Tế Dương Cương Mục’. ‘Tế Âm Cương Mục’ gồm 5 quyển là ông lấy sách ‘Nữ Khoa Chú mg Trị Chuẩn Thằng’ của Vương Khẳng Đường làm nền để soạn ra, sau khi thêm bớt, phát huy, khắc bản vào niên hiệu Thái Xương, triều Minh, năm đầu (1620); về sau vào đời Thanh. Uông Kỳ (tự Thiềm Y, người tiền Đường) vào niên hiệu Khang Hy, năm thứ 4 (1665) chú thích và đính chính soạn thành 14 quyển, nội dung không đổi, chỉ thêm chú thích thành một bộ sách chuyên về phụ khoa lưu truyền khắp nơi. ‘Tế Dương Cương Mục’ là ông cố ý soạn đối ứng với ‘Tế Âm Cương Mục’, khắc bản vào niên hiệu Thiên Khải, triều Minh, năm thứ 6 (1626), gồm 108 quyển, hơn 200 vạn chữ, trên 7000 toa thuốc nội dung bao quát dưỡng sinh, nội khoa tạp bệnh, các bệnh chứng  ngoại khoa, thương khoa, ngũ quan, v.v... Niên hiệu Đạo Quang, triều Thanh (1820 -1850), Trương Nam đã giáo đính, chú thích, qua niên hiệu Hàm Fhong, năm thứ 6 (1856), Diêu Tích Tam khắc bản lại, ấn hành. Trong hai bộ sách của ông, bộ ‘Tế Âm Cương Mục’ lưu truyền tương đối rộng, có ảnh hưởng tương đối lớn đối với đời sau. Sách phân làm 14 loại bệnh chứng : điều kinh, kinh bế, băng lậu, xích bạch đái hạ, hư lao, huyết phong, tích tụ chứng  giả (u sạn bao tử), phù thũng, tiền âm chư tật, cầu tử, thai tiền, lâm sàng, sản hậu, bệnh về vú; mỗi bệnh đều nêu biện chứng , đơn trị liệu, trích dẫn ghi chép tư liệu phong phú, tuyển đơn thuốc thực dụng, luôn luôn được đời sau thích dùng, là thư tịch tham khảo tối trọng yếu để học tập và nghiên cứu phụ khoa của Trung y. Giáo thụ Nhậm Ứng Thu phê bình sách: 14 quyển ‘Tế Âm Cương Mục’ luận tiền âm chư tật, đã toàn diện lại có hệ thống, khá cho là ‘hậu lai cư thượng’ (sách tất luôn cả đời sau).

0