06/02/2018, 15:17

Viết đoạn văn thuyết minh về đền Ngọc Sơn, trong đoạn văn có sử dụng một số yếu tố miêu tả

Theo lời của hướng dẫn viên du lịch thì đền Ngọc Sơn là một công trình văn hóa đến nay vẫn giữ nguyên nét kiến trúc cổ độc đáo của thời Nguyễn (thê kỉ XIX). Qủa đúng như vậy? Đi qua cổng lớn đầu tiên, ta đã thấy ngay Tháp Bút sừng sững, tôn nghiêm, hướng ngòi bút thẳng lên trời xanh như lột ...


Theo lời của hướng dẫn viên du lịch thì đền Ngọc Sơn là một công trình văn hóa đến nay vẫn giữ nguyên nét kiến trúc cổ độc đáo của thời Nguyễn (thê kỉ XIX). Qủa đúng như vậy? Đi qua cổng lớn đầu tiên, ta đã thấy ngay Tháp Bút sừng sững, tôn nghiêm, hướng ngòi bút thẳng lên trời xanh như lột tả khí khái ngay thẳng của những nhà nho chân chính xưa. Đi tiếp đến cổng cuốn phía trước, ta sẽ thấy hai bên tả – hữu có hai bức phù hiệu hình hổ và rồng. Phía trên cửa cuốn là Đài Nghiên bằng đá. Cổng này mở lối dẫn vào cầu Thê Húc. Cầu Thê Húc cong cong, màu đỏ son tạo cho ta ấn tượng về sức “nóng” của nó, như đang đứng trên mặt trời mọc vào buổi ban mai. Qua hết cầu Thê Húc, ta mới chình thấy đền Ngọc Sơn. Cổng đền có hai bức phù điêu chạm khắc, một là hình rùa ngậm kiếm giữa hồ sen, hai là hình rồng đang uốn mình giữa biển cả. Kiến trúc cổng đền khá đặc biệt. Cổng có hai tầng, tầng một là cổng vào đền, tầng hai là ngôi lầu vuông với bốn cửa sổ tròn quay bốn phía, mái lầu lợp ngói nhô lên cong cong ở hai đầu. Đó là lầu Đắc Nguyệt. Không đặc biệt sao, khi cầu được mặt trời chiếu sáng, còn lầu được mặt trăng chiếu sáng! Bước vào cổng, ta có thể cảm nhận ngay vẻ cổ kính xa xưa của một ngôi đền bởi tường gạch rêu phong, mái đền cong và những bóng cây xanh rậm rì bao trùm quanh đền. Để đến sân đền, có thể theo hai lối men theo tường gạch nện dẫn vào. Đền gồm ba gian thờ. Gian đầu tiên là Bái Đường với ban thờ lớn ở chính giữa, sơn son thiếp vàng rực rỡ, uy nghi. Phía bên trái thờ thi hài cụ Rùa, người ta tìm thấy năm 1986. Thi hài cụ nặng 200 ki-lô-gam, dài 2,1 mét, rộng 1,2 mét, được đặt trong hòm kính. Mọi khách tham quan đều kính cẩn chiêm bái. Theo lối bên phải ban thờ, ta sẽ tới gian thờ thứ hai. Trên ban thờ đặt ba pho tượng theo thứ tự từ dưới lên: Quan Công, Lã Tổ và pho lớn nhất là Văn Xương Đế Quân – Vị thần chủ về khoa cử và văn chương. Đến gian thứ ba là nơi thờ Đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo). Đi hết gian này có cửa ra phía sau, ta gặp ngay cây đa chắc đã ngàn năm tuổi. Nghe nói có lần giông bão lớn đã làm “cụ” đa bật rễ, đổ nghiêng. Nhưng người ta nâng “cụ” lên, đỡ bằng giàn giáo vững chắc, “cụ” lại hồi sinh. Nay “cụ” lại sum suê, che rợp cả sân đền. Men theo những hang cây xanh mát quay lại, ta bước tới trấn Ba Đình, một ngôi đình vuông, chân đình dạt dào sóng hồ, trên thềm lộng gió bốn phương. Khách tha hồ nghỉ ngơi, chụp ảnh. Đứng trước đình nhìn ra hồ Hoàn Kiếm thấy phía xa là Tháp Rùa cổ kính nổi giữa hồ.

0