17/08/2018, 22:00

Viêm họng ở trẻ là gì – những dấu hiệu khi trẻ bị viêm họng

Viêm họng là bệnh thường gặp phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Dấu hiệu khi trẻ bị viêm họng là gì? Nếu chỉ là ngứa họng gây ho thì chỉ cần điều trị đúng cách để dứt điểm là được. Tùy vào cấp độ sẽ có những độ nguy hiểm của bệnh khác nhau. Nếu sưng tấy hoặc nhiễm khuẩn thì nên khám bác sỹ. Để ...

Phòng bệnh viêm họng ở trẻ

Viêm họng là bệnh thường gặp phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Dấu hiệu khi trẻ bị viêm họng là gì? Nếu chỉ là ngứa họng gây ho thì chỉ cần điều trị đúng cách để dứt điểm là được. Tùy vào cấp độ sẽ có những độ nguy hiểm của bệnh khác nhau. Nếu sưng tấy hoặc nhiễm khuẩn thì nên khám bác sỹ. Để điều trị kịp thời tránh việc bệnh trở nên nặng. Sẽ sinh ra bệnh viêm họng mãn tính hoặc các biến chứng nguy hiểm khác.

Nguyên nhân của bệnh viêm họng là gì?

  • Nguyên nhân của viêm họng có thể đến từ những thói quen sinh hoạt hàng ngày. Hoặc do môi trường bên ngoài mang hơi lạnh hoặc vi khuẩn.
  • Bệnh có thể xuất hiện nhiều vào mùa hè hoặc khi thay đổi thời tiết. Hoặc là khi thời tiết trở lạnh.
  • Vào mùa hè các bé thường thích uống nước đá hoặc ngồi trước quạt. Hoặc là ngồi nhiều trong phòng điều hòa, dùng điều hòa sai cách
  • Một số trẻ còn có thói quen chơi nắng. Sau đó chạy vào đứng trước cửa tủ lạnh để “làm mát”. Đây cũng là một cách dễ dàng để trẻ mắc bệnh viêm họng.
  • Hoặc là khi trời trở lạnh, bố mẹ có thể chủ quan để bé mặc phong phanh. Gió độc có thể hiến bé cảm cúm hoặc viêm họng.
  • Đối với các trẻ bị viêm họng cấp, nguyên nhân thường xuất phát từ thay đổi thời tiết. Độ ẩm cao, liên cầu phát triển như viêm họng bình thường, nhưng phát triển nhanh hơn gây nên viêm đường hô hấp trên.
Nguyên nhân của bệnh viêm họng

Nguyên nhân của bệnh viêm họng

Dấu hiệu của việc trẻ bị viêm họng

  • Viêm họng thường gặp ở trẻ nhỏ. Đặc biệt là khi thời tiết thay đổi hoặc vào giai đoạn chuyển mùa khi trời trở lạnh. Trẻ em thường thấy ngứa họng và có biểu hiện như ho khan. Nặng hơn thì có thể cảm thấy rát họng, nuốt nước bọt đau đau. Trẻ hay quấy khóc hoặc là biểu hiện bên ngoài như sốt
  • Nếu trẻ bị viêm họng cấp thì đây là bệnh khởi phát đột ngột trong thời gian ngắn. (khoảng 3 – 4 ngày) Nhưng lại khá nguy hiểm.
  • Khi bị viêm họng cấp, trẻ thường có biểu hiện như sốt cao trên 38.5 độ. Trẻ thấy đau rát khi nuốt và giọng có thể bị khàn, ho khan.
  • Mẹ có thể dùng đèn pin soi vào họng của bé sẽ thấy hạch vùng cổ.  Góc hàm sưng tấy và có mẩn đỏ. Ngoài ra trẻ cũng có thể có những dấu hiệu khác như chảy mũi nhầy, mệt mỏi, môi khô, lưỡi bẩn. Đối với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi thì thường bỏ bú và quấy khóc.
Nguyên nhân của bệnh viêm họng ở trẻ

Nguyên nhân của bệnh viêm họng ở trẻ

Trẻ bị viêm họng có thực sự nguy hiểm không?

  • Với viêm họng bình thường do thay đổi thời tiết. Nếu được điều trị đúng cách thì bệnh sẽ thuyên giảm.Tuy nhiên, với những trường hợp nặng hơn. Đặc biệt là viêm họng cấp, bệnh sẽ có những diễn biến nặng nề và để lại các biến chứng khác nguy hiểm hơn.
  • Viêm họng cấp diễn biến nhanh chỉ trong 3 – 4 ngày. Tuy nhiên nếu bệnh viêm họng cấp của bé sau 4 ngày vẫn chưa có dấu hiệu giảm. Thì khả năng cao là bệnh viêm họng cấp đã bội nhiễm. Dẫn đến các biến chứng khác như viêm tai, mũi hay viêm phế quản. Nguy hiểm hơn là thấp tim, liên khuẩn cầu phát triển nhanh. Trong môi trường viêm nhiễm “lý tưởng”. Buộc cơ thể phải sản sinh ra kháng thể chống lại vi khuẩn này. Làm ảnh hưởng đến tim, khớp, thậm chính là hệ thần kinh.
  • Những trường hợp bị thấp tim biến chứng của viêm họng cấp. Trẻ thường có các dấu hiệu khác như sốt cao, đau họng, ho dai dẳng, các khớp bị sưng, nóng. Các triệu chứng này kéo dài thì cần đưa trẻ gặp bác sỹ để điều trị.
  • Nếu viêm họng cấp đến 7 hay chậm nhất là 10 ngày. Nếu vẫn chưa khỏi thì bệnh rất dễ để lại các biến chứng cho trẻ nhỏ. Khi bệnh kéo dài sang tuần thứ 3 thì bé dễ bị thấp khớp. Thâm tim, viêm cầu thận cấp, viêm amidan, viêm tai, viêm xoang, viêm thanh quản v.v… Và nguy hiểm nhất là thấp khớp, thấp tim và viêm cầu thận. Bệnh cũng có thể trở nên mãn tính và bệnh tái phát nhiều lần khó chữa khỏi.

Cách phòng bệnh trẻ bị viêm họng

Dù là bệnh nhẹ hay nặng, dù là dễ hay khó điều trị. Thì việc phòng chống viêm họng ở trẻ nhỏ vẫn là vấn đề mà bố mẹ quan tâm nhất

Phòng bệnh viêm họng ở trẻ

  • Giúp trẻ vệ sinh răng miệng, tai mũi họng hàng ngày. Với những trẻ nhỏ thì hãy giúp trẻ vệ sinh răng miệng hàng ngày. Hướng dấn trẻ đánh răng và súc miệng. Nhỏ mũi bằng nước muối loãng hàng ngày.
  • Tạo cho trẻ thói quen rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Thường xuyên thay và giặt khăn  quảng cổ cho bé.
  • Rửa sạch tay trước khi cho bé ăn. Không nên chạm tay vào đồ ăn của trẻ trong khi cho trẻ ăn. Một số mẹ có thói quen nhai cơm cho trẻ. Nhưng đây cũng là một thói quen nguy hiểm có thể mang nhiều mầm bệnh cho trẻ.
  • Cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên. Cho trẻ uống nhiều nước nhất là những trẻ đã cai sữa mẹ18 tháng tuổi.
  • Bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Bổ sung các khoáng chất có trong rau củ quả và hải sản: vitamin A, B, C, chất đạm
  • Chú ý giữ ấm cho trẻ, khi trời trở lạnh và khi đưa trẻ ra ngoài. Mùa hè cũng nên chú ý giữ ấm cho cơ thể khi trẻ đi ngủ. Nếu nóng quá, mồ hôi ra nhiều cũng có thể khiến trẻ bị viêm họng. Tuy nhiên cũng không nên cho trẻ mặc đồ quá dày, bí và không thoát mồ hôi. Quàng khăn và đeo khẩu trang cho bé cẩn thận khi cho trẻ ra ngoài. Hoặc khi cho trẻ tiếp xúc nơi đông người và môi trường bụi bẩn
  • Dậy cho trẻ các bài tập vận động cơ thể theo các nhà chuyên gia. Giúp tăng sức đề kháng của trẻ là những thói quen tốt phòng tránh việc trẻ bị viêm họng.
Đưa trẻ đi khám bệnh để có biện pháp điều trị kịp thời

Đưa trẻ đi khám bệnh để có biện pháp điều trị kịp thời

Cách điều trị viêm họng ở trẻ

Viêm họng là bệnh lành tính, nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu của những bệnh khác. Nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng bệnh thấp tim.

  Điều trị viêm họng ở trẻ

  • Giữ phòng ngủ của bé thoáng khí và đủ độ ẩm.
  • Chú ý khí bé ngủ không để bé há miệng, hoặc thở bằng miệng lâu. Nếu khi ngủ bé há miệng lâu sẽ làm cho họng bị khô. (Nếu bé bị ngạt mũi và thở bằng miệng). Thì các mẹ nên cho bé hít hơi nước ấm vào buổi sáng.
  • Một mẹo để chữa ngạt mũi cho bé là cho bé nằm nghiêng. Và đặt bát nước nóng để bé hít lấy hơi nước ấm. Khi đó hãy cho một vài giọt tinh dầu vào bát nước ấm.
  • Làm sạch khoang miệng và vùng họng cho bé. Các mẹ pha nước muối loãng cho bé súc ít nhất 2 – 3 lần mỗi ngày.
  • Chú ý giữ ấm cho bé. Tắm nước ấm cho bé ở nơi kín gió.
  • Nếu bé đã bị nặng và mắc viêm họng cấp, các mẹ cần giữ ấm cho trẻ. Đặc biệt là cổ, ngực và gan bàn chân.
  • Các mẹ có thể xoa dầu tràm vào những vùng này. Sau đó mặc quần áo thoáng mát nhưng đủ giữ ấm cho bé.
  • Khi cho trẻ ra ngoài bố mẹ chú ý quàng khăn mỏng cho trẻ.
  • Ngoài ra thì cũng nên bổ sung thêm vitamin C cho bé để tăng sức để kháng của trẻ.
  • Các mẹ có thể cho bé ăn thêm cam, bưởi, dâu tây v.v…. Hoặc nghiền viên nén vitamin C hòa vào bữa ăn nếu trẻ biếng không uống thuốc.

Lưu ý: Không tự mua thuốc kháng sinh về cho bé. Vì nếu dùng sai cách, dùng không đúng liều sẽ lại làm bệnh của bé nặng thêm. Và làm giảm sức đề kháng của trẻ. Cần mua thuốc theo đúng kê đơn của bác sỹ(chú ý uống đủ liều.). Nếu gặp các phản ứng kháng thuốc của trẻ. Hoặc nếu các triệu chứng đã mất khi chưa uống xong thuốc. Hãy cho bé dừng thuốc ngay sau đó đưa trẻ đi khám lại. Nếu trẻ đã được chẩn đoán thấp tim thì cần được điều trị cẩn thận. Theo dõi giám sát thường xuyên theo hướng dẫn của bác sỹ.

0