11/05/2018, 15:01

Vì sao hiện nay Việt Nam không chấp nhận đa nguyên, đa đảng

Các khái niệm : *** Nguyên: là hệ tư tưởng. *** Đa Nguyên: là nhiều hệ tư tưởng, lập trường Hiện nay ĐCSVN chỉ lấy mình CN Mác-Lênin và tư tưởng HCM làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng. Vì vậy VN không chấp nhận đa nguyên. *** Đa Đảng: nhiều Đảng cùng tồn tại trong ...

Các khái niệm :
*** Nguyên: là hệ tư tưởng.
*** Đa Nguyên: là nhiều hệ tư tưởng, lập trường
Hiện nay ĐCSVN chỉ lấy mình CN Mác-Lênin và tư tưởng HCM làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng. Vì vậy VN không chấp nhận đa nguyên.
*** Đa Đảng: nhiều Đảng cùng tồn tại trong một quốc gia

– Lịch sử ở Việt Nam cũng có thời kỳ đa đảng. Năm 1946, ngoài Đảng Cộng sản còn có sự tồn tại của hai đảng đối lập là Việt Nam Quốc dân Đảng, Việt Nam Cách mạng đồng minh hội, khi quân Tưởng Giới Thạch rút khỏi Việt Nam, hai đảng đó cũng giải tán theo. Có thời kỳ ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam, còn tồn tại Đảng Dân chủ Việt Nam, Đảng Xã hội Việt Nam. Cả hai đảng này đều thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau đó hai đảng này đã tuyên bố tự giải tán và chỉ còn Đảng Cộng sản Việt Nam. Vai trò độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một sản phẩm tự nhiên, mang tính khách quan của lịch sử đất nước.

– Nhân dân Việt Nam đã thừa nhận Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng duy nhất lãnh đạo, không chấp nhận đa nguyên, đa đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam được nhân dân che chở, xây dựng. Nhân dân Việt Nam trìu mến gọi Đảng Cộng sản Việt Nam là “Đảng ta”. Bài học từ sự sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông u còn nguyên giá trị. Từ khi chấp nhận bỏ Điều 6, Hiến pháp Liên Xô, đã dẫn đến tình trạng xuất hiện đa đảng và hậu quả là Đảng Cộng sản Liên Xô mất quyền lãnh đạo, chế độ XHCN ở Liên Xô sụp đổ. Các tầng lớp nhân dân Việt Nam nhận thức rõ hơn ai hết, nếu chấp nhận đa đảng, chế độ XHCN sẽ sụp đổ, đất nước sẽ rối loạn, đời sống nhân dân cả vật chất và tinh thần rơi vào tay các thế lực không trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc ta.

– Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được khẳng định trong thực tiễn 85 năm qua của cách mạng Việt Nam.
– Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã giải quyết thành công cuộc khủng hoảng đường lối cứu nước, giải phóng dân tộc cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.
– Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất lãnh đạo các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, giành độc lập dân tộc, đưa sự nghiệp đó đến thắng lợi hoàn toàn.
– Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo thành công sự nghiệp đổi mới đất nước gần 30 năm qua giành những thắng lợi to lớn.
– Tất cả những lý do trên khẳng định rằng chỉ có Đảng ta mới xứng đáng là người duy nhất đảm nhiệm vai trò lãnh đạo CMVN. Do vậy để nâng cao sức chiến đấu, để củng cố niềm tin của nhân dân, Đảng ta cần phải thường xuyên xây dựng và chỉnh đốn Đảng về mọi mặt: tư tưởng chính trị, đạo đức và tổ chức :

* Thứ nhất về tư tưởng : Giáo dục cho cán bộ, đảng viên và nhân dân kiên định, giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng, hệ tư tưởng của Đảng.
Công tác giáo dục phải làm cho mục tiêu, lý tưởng của Đảng ăn sâu, bám chắc vào đời sống chính trị tinh thần của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Trên cơ sở nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đấu tranh chống lại những quan điểm sai trái, bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa; làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù chống phá sự nghiệp cách mạng nư­ớc ta, phá hoại khối đoàn kết trong Đảng, trong toàn xã hội.

* Thứ hai về đạo đức : Ra sức học tập, rèn luyện đạo đức, lối sống cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên.Trước hết phải nâng cao kiến thức mọi mặt cho cán bộ, đảng viên, trong đó tập trung bồi dưỡng lý luận chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đảng ta xác định việc học tập, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống là chế độ bắt buộc, là tiêu chuẩn để phân loại, đánh giá chất lượng tổ chức đảng và đảng viên.

* Thứ ba về tổ chức: Củng cố tổ chức, chấp hành nghiêm các nguyên tắc, chế độ sinh hoạt của Đảng.
Đây là cơ sở để củng cố tổ chức, bảo đảm đoàn kết thống nhất, kỷ luật trong Đảng. Vì vậy, phải quán triệt, chấp hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng, chế độ tự phê bình và phê bình trong toàn Đảng. Kiên quyết chống quan điểm, tư tưởng phủ nhận, xuyên tạc, bóp méo nguyên tắc, chế độ xây dựng Đảng, hòng làm cho Đảng suy yếu về tổ chức, dẫn đến biến chất Đảng.

0