18/06/2018, 17:08

Văn minh Phương Tây: Chiến tranh tôn giáo TK 16 và xu hướng Cộng Hòa

Lê Quỳnh Ba biên tập. Nguồn : 52 tập phim Văn Minh Phương Tây Hiệp Hội Bảo tàng Nghệ thuật Đô Thị. GS Eugen Weber, Giảng viên môn Lịch sử, U.C.L.A., Los Angeles Đó là cuộc chiến tranh giữa những người Công giáo và những người Tin lành, là cuộc chiến giữa các ...

ton giao chau au tk16

Lê Quỳnh Ba biên tập.

Nguồn : 52 tập phim Văn Minh Phương Tây

Hiệp Hội Bảo tàng Nghệ thuật Đô Thị.

GS Eugen Weber, Giảng viên môn Lịch sử, U.C.L.A., Los Angeles 

Đó là cuộc chiến tranh giữa những người Công giáo và những người Tin lành, là cuộc chiến giữa các triều đại, là cuộc chiến tranh giữa người với người, trong thời kỳ Cải cách. Các cuộc nội chiến, ngoại chiến, gần như nhấn chìm hết mọi quyền lực ở châu Âu cho đến khi quyền lợi của quốc gia vượt lên trên quyền lợi của đức tin.

Các cuộc Chiến tranh Tôn giáo lần này trên Truyền thống Văn minh Phương Tây.

Và bây giờ UCLA Giáo sư Eugen Weber tiếp tục cuộc hành trình qua lịch sử của nền văn minh phương Tây.

Nguyên nhân và hậu quả của cuộc nội chiến tôn giáo ở giữa thế kỷ mười sáu và mười bảy.

Edward Gibbon, nhà sử học người Anh vĩ đại mất cách đây 200 năm, đã gọi lịch sử là “nhật ký của tội ác, sự điên rồ và bất hạnh của nhân loại”. Tất cả những điều này, có thể được đặc biệt thấy rõ ở thế kỷ mười sáu và mười bảy. Cải cách Tin Lành là khởi nguồn của các cuộc xung đột quốc tế và xung đột dân sự mà chúng ta gọi là chiến tranh tôn giáo. Sở dĩ gọi là chiến tranh của tôn giáo vì tôn giáo vừa là nguyên nhân mà cũng là lời bào chữa của họ. Trung và Bắc Âu, Anh, Scotland và Pháp, tất cả đều trong tình trạng chiến tranh với một nước khác trong số đó, hoặc nếu không thì cũng đang vướng phải những cuộc đấu tranh nội bộ, với hội Tin lành chống lại hội Công giáo, hội Công giáo chống lại hội Tin lành, cũng có lúc chính người Tin lành chống lại chính người Tin Lành và người Công giáo chống lại chính người Công giáo.

Tuy nhiên đằng sau những vấn đề tôn giáo, có những mối quan tâm quan trọng khác: đó là chiến tranh giữa những triều đại như những người cai trị ở Pháp hay Tây Ban Nha; đó là chiến tranh giai cấp; như nông dân chống lại các lãnh chúa ở Đức – hay các thành phố chống lại các lãnh chúa ở Hà Lan, hay các hoàng thân chống lại Hoàng đế ở Đức, quý tộc chống lại vua ở Anh, ở Pháp. Nhưng những cuộc đấu tranh chính trị thậm chí còn khốc liệt hơn nữa vì phe đối lập đã đưa ra lập luận phức tạp. Đó là một số ít người độc ác có thể là những người tử vì đạo thoát khỏi lưỡi búa của tên đao phủ.

Vào những năm 1530, các bang của Thụy Sĩ đã nổ ra một cuộc nội chiến đẫm máu và kết quả dẫn đến một sự phân chia giữa các bang Tin Lành và bang Công giáo vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Và năm 1555, các bang của Đức đã kết thúc giai đoạn xung đột tôn giáo bằng việc ký kết hiệp ước Hoà bình Augsburg. Trong khi đó ở Thuỵ Sĩ, điều này chỉ đơn giản là một thỏa thuận không đồng ý hoặc khoanh vùng xung đột. Hiệp ước  Hoà Bình Augsburg không kéo dài lâu hơn những hiệp ước hòa bình khác. Nó giữ một thoả thuận ngừng bắn kéo dài nửa thế kỷ, nhưng điều quan trọng nằm trong công thức trên đó nó dựa vào – “cuius regio, aeus religio”, tôn giáo của người cầm quyền sẽ là tôn giáo của thần dân. Vì vậy, sự thống nhất của tôn giáo đã trở thành một yếu tố trong sự thống nhất của các bang. Bất cứ ai trong một tiểu bang phải thuộc cùng một nhà thờ hoặc sẽ bị bài trừ. Và điều này đã thay thế Nhà thờ Cơ đốc phổ quát thời Trung cổ bằng các mô hình phù hợp với mỗi quốc gia và sự đa dạng quốc tế. Tuy nhiên không khí dễ thở đó chỉ có ở Trung Âu, miền Tây Âu đã bắt đầu gặp 1 số rắc rối.

Ở Anh, vào năm 1535, Vua Henry VIII cắt đứt quan hệ với Rome vì ông muốn ly hôn với người vợ không sinh được một người thừa kế nam. Nhưng Đức giáo hoàng không chấp nhận việc ly dị đó, vì thế trong việc giải quyết phong trào Cải cách, Henry đã thành lập nhà thờ quốc gia riêng của mình, Giáo hội nước Anh. Ông trở thành hoàng đế đầu tiên giành quyền của Giáo hội La Mã, đưa vào trong quốc gia 1 cách công khai và hoàn toàn, và sử dụng nó để củng cố ngai vàng và những người ủng hộ ngai vàng.

Công cuộc Cải cách này vẫn không ổn định trong vòng 150 năm, và nó đã góp phần làm mất an ninh ở Anh. Tuy nhiên, con gái thứ hai của Henry, Nữ hoàng Elizabeth I, đã được trao vương miện vào năm 1558, giúp ổn định tình hình bằng cách đưa ra một ý tưởng mới – trả tiền để hưởng sự khoan dung. Mọi người được  thờ phụng theo ý mình, nhưng bạn phải làm điều đó một cách kín đáo và  phải trả tiền choviệc đó, bởi vì đó là một đặc ân khi khác biệt hơn so với những người còn lại. Elizabeth và những người kế nhiệm bà không thực sự tin tưởng vào người Công giáo, không phải vì họ có một đức tin khác biệt, mà bởi vì 1 trong số đức tin đó được sử dụng như sự phá hoại ngầm của những kẻ thù Công Giáo của Anh Quốc, đặc biệt là Tây Ban Nha. Vì vậy, Elizabeth tìm và trông chừng họ. Tuy nhiên bà cũng đã từ bỏ việc dùng vũ lực để đảm bảo tính thống nhất. Việc làm của bà có tính chất đạo đức hoặc nếu không thì ít nhất cũng tạo ra lợi nhuận.

Trong khi đó, tại Pháp và ở Hà Lan các rắc rối đang trong giai đoạn thai nghén. Các vấn đề chính trị và tôn giáo ở đó đã tạo ra một hổn hợp ngòi nổ thổi bùng lên trong những năm 1560 và 1570. Nó đã dẫn tới một chuỗi các cuộc chiến tranh gần như vô tận trong suốt phần còn lại của thế kỷ 16, người Pháp chiến đấu chống lại người Pháp, người Bỉ chiến đấu với người Hà Lan, người Anh giúp những người Tin Lành cả ở Hà Lan và Pháp, và người Tây Ban Nha chống lại tất cả nhóm người khác.

Những người Công giáo ở Pháp đã thiêu sống các nhà cải cách Tin Lành từ những năm 1520, nhưng đạo Tin Lành cũng thu hút được một số các quý tộc người Pháp những người có thể thoải mái nói chuyện chống lại nhà vua của mình. Những người theo đạo Tin Lành Pháp được gọi là Huguenots, 1 thuật ngữ Đức có nghĩa Liên Minh, và về mặt chính trị, họ thường đại diện cho một phản ứng phong kiến chống lại nhà nước tập trung và chuyên đi xâm lăng.

Tuy nhiên, đạo Công giáo lại phổ biến ở Pháp, hơn nữa bên Công giáo lại được từ trợ cấp của Tây Ban Nha, do đó cuộc nội chiến kéo dài, đánh dấu bằng những cuộc chiến nhỏ và các cuộc thảm sát đẫm máu. Vụ thảm sát nổi tiếng nhất xảy ra vào đêm Thánh Bartholomew, vào tháng 8 năm 1572, và vào ngày hôm sau, giết chết hàng ngàn giáo dân Tin Lành ở Paris và các tỉnh. Đức giáo hoàng, khi nghe tin, đã ra lệnh cho dàn đồng ca hát bài Te Deum để ngợi khen, và tuyên bố cuộc thảm sát này làm ông hài lòng hơn năm mươi chiến thắng chống lại Thổ Nhĩ Kỳ.

Philip II của Tây Ban Nha cũng tỏ ra vui mừng. Người ta nói rằng đây là lần duy nhất ông cười. Tuy nhiên, quyền lực của Philip không thể ngăn cản những người Tin lành ở Hà Lan tự giải thoát mình khỏi ách thống trị của Công giáo Tây Ban Nha. Dưới sự lãnh đạo của William of Orange, họ tách ra khỏi các tỉnh thuộc Công giáo miền nam Bỉ, và thành lập một bang tự do mới gọi là địa phận Thống nhất (The United Provinces), còn được gọi là Hà Lan, được lấy từ tỉnh lớn nhất và giàu nhất.

Sau khi mất một vùng trù phú của Hà Lan, Philip đã cố gắng tìm kiếm bù đắp bằng cách tạo ảnh hưởng lớn hơn ở Pháp, ông đã kiểm soát Pháp với tư cách là người bảo vệ cho đảng Công giáo ở đó. Mặc dù với tất cả sự giúp đỡ của ông giành cho Nhà thờ Công giáo ở Pháp, Philip không thể ngăn cản việc một hoàng tử theo đạo Tin Lành (Huguenot) kế vị ngai vàng Pháp: vua Henry dòng Bourbon, Hoàng tử của Biarritz ở Pyrenees, là người kế nhiệm tiếp theo. Càng ngày càng có nhiều cuộc nội chiến tại Pháp, và nó thực sự tàn phá đất nước. Và nó chỉ chấm dứt khi Henry quyết định trở thành một tín đồ Công giáo, với việc tuyên bố “Paris xứng đáng cho một lễ Misa”. Sự chuyển đổi dường như là cách duy nhất để bảo đảm sự thống nhất cho nước Pháp và giành được vương miện cho chính mình, và nó thực sự có hiệu quả.

Năm 1594, Henry đã vào Paris, nơi đã từng tuyên bố khước từ chừng nào ông còn là tín đồ Tin Lành . Ông lên ngôi vua và trở thành Henry IV và ông đoàn kết cả người Công giáo và Huguenots chống lại kẻ thù Tây Ban Nha, và sau ba năm chiến tranh, ông đã buộc người Tây Ban Nha phải ký kết hòa bình. Tuy nhiên, nhiệm vụ lớn nhất của Henry là thiết lập hòa bình bên trong nước Pháp. Trong ngày hiệp ước hòa bình với Tây Ban Nha được ký kết, ngày 2 tháng 5 năm 1598, ông đã ban hành Sắc lệnh Nantes nổi tiếng , đặt tên theo tên thành phố nơi nó được ký. Đây là cơ sở của nền hòa bình tôn giáo ở Pháp, cho đến khi Louis XIV hủy bỏ nó sau đó khoảng một thế kỷ.

Sắc lệnh đã thành công vì nó làm cho người Công giáo cảm thấy họ đã chiến thắng và nó khiến cho Huguenots cảm thấy an toàn, vì họ được thờ phụng theo cách của mình. Và trong một trăm năm tới, Huguenots đã có những đóng góp quan trọng và đáng kể cho nền kinh tế, chính trị và văn hóa Pháp.

Chính trị quốc tế làm phức tạp thêm cuộc chiến tranh dân sự tôn giáo.

Tôi sẽ không nói đến những đóng góp của Huguenots, tôi muốn nói đến một trong những hậu quả lớn nhất của chuỗi xung đột này. Xung đột mà bạn thấy chủ yếu là các cuộc nội chiến. Đó là những cuộc đấu tranh nội bộ, trong đó sự bất đồng chính kiến về tôn giáo liên tục đe doạ chia rẽ đất nước, phá hủy sự đoàn kết chính trị và xã hội vì mục đích thống nhất niềm tin tôn giáo, làm suy yếu quyền lực của nhà nước và phúc lợi xã hội vì lợi ích của nhà thờ, và thảm sát số lượng lớn người dân cho vinh quang của Thiên Chúa. Không có gì đáng ngạc nhiên, có một phản ứng đối với sự đổ máu vô nghĩa này. Phản ứng này phản ánh rõ ràng nhất trong các quan điểm cuối cùng của một nhóm người được gọi là Politiques. Và “Politiques” là thuật ngữ mà tôi có thể định nghĩa là “những người khôn ngoan, thận trọng  quan tâm đến hoạt độngchính quyền “. Xu hướng và ảnh hưởng của Chính trị vào cuối thế kỷ 16 thực sự rất đáng chú ý. Chính trị tồn tại, cho một thực tế rằng đối với rất nhiều người dân, tôn giáo của nhà nước (nhà nước như là một biểu tượng của trật tự và ổn định); bắt đầu quan trọng hơn tôn giáo của nhà thờ, hoặc nói theo cách khác rằng tôn giáo ngày càng trở việc mang tính cá nhân nhiều hơn, trong khi quyền lực nhà nước thế tục được công nhận là quan trọng hơn so với nhà thờ.

Trong cuộc khủng hoảng Cải cách lớn đó, những tín đồ tôn giáo cảm thấy rằng mọi thứ phải nhường chỗ cho những sự quan tâm về tôn giáo; nhưng đến bây giờ những nhà Chính trị cho rằng tất cả mọi thứ phải nhường chỗ cho lợi ích quốc gia, và quan trọng nhất của những lợi ích này, với hậu quả khủng khiếp của cuộc nội chiến, chính là sự thống nhất quốc gia. Và nếu khoan dung với tôn giáo khác là cần thiết để có được sự đoàn kết dân tộc thì tất nhiên họ sẽ khoan dung. Và đó là một điều gì khá mới mẻ. Sự thật phải là sự thật hoàn toàn,  không thể cho phép sự dối trá tồn tại. Và không thể mập mờ giữa thiện và ác. Martin Luther, sau khi đã gieo được yến mạch hoang dã của mình, không mong muốn và cũng không tin vào sự khoan dung. John Calvin chưa bao giờ mơ ước về nó. Bạn hoặc là một người ngược đãi hoặc là bị ngược đãi, và không có việc những người bị ngược đãi thích trở thành những người ngược đãi .

Các mô hình khác nhau của sự khoan dung tôn giáo xuất hiện vào giữa thế kỷ XVII.

43b99b31b6cd29a62c255d870288c5c5

Nhưng đối với những nhà chính trị và hoàng thân như Henry IV, khoan dung là một công cụ của nhà nước. Họ không nói rằng cuộc bức hại luôn luôn sai; họ chỉ nói rằng sự khoan dung trong nhiều trường hợ là đúng đắn. Có thể thấy quan điểm của họ có hiệu quả. Vì vậy cuối cùng có vẻ như là phe Tin Lành Pháp hay phe Công giáo thực sự đủ mạnh mẽ để khiến kẻ còn lại khuất phục. Ta có thể thấy sự thay đổi dần dần trong tư tưởng. Ta không thể xác định lòng trung thành bởi các học thuyết tôn giáo đó. Ở nước Công giáo Pháp, một người đạo Tin Lành cũng có thể là một công dân tốt.

Tư tưởng tương tự cũng hình thành và phát triển ở nước Anh Tin Lành, Nữ hoàng Elizabeth và các bộ trưởng của bà chú trọng đến phúc lợi của đất nước nhiều hơn là ngôn ngữ  được dùng trong các lễ tôn giáo. Ở Anh cũng có 1 số tín đồ Công giáo bị ngược đãi, nhưng họ không bị ngược đãi không phải vì họ là người Công giáo, mà vì họ ngầm phá hoại Nữ hoàng và hiến pháp của đất nước. Một người Công giáo vẫn có thể thực hành Công giáo tại gia nếu họ không có âm mưu chống lại Nữ hoàng, đó là ý tưởng giống nội dung được ám chỉ trong Sắc lệnh Nantes. Có thể thấy sự mới lạ rõ ràng khi so sánh nó với tòa án dị giáo ở Tây Ban Nha, được thành lập vào1479. Tòa án dị giáo không chỉ muốn loại bỏ kẻ dị giáo chỉ vì ông ta là mối nguy cho xã hội, mà nó còn quan tâm đến linh hồn của kẻ dị giáo. Họ có thể phải sẽ sử dụng các hình thức tra tấn để cứu rỗi linh hồn của kẻ dị giáo đó.

Tuy nhiên, những người làm Chính trị không quan tâm đến linh hồn của con người. Họ chỉ quan tâm đến quyền lực hoặc mối nguy hại người đó có thể gây ra, và họ sẵn sàng đối diện với thực tế miễn họ đạt được kết quả thiết thực – đó là sự thống nhất, ổn định, an ninh của quốc gia. Và để củng cố những lợi ích này, họ sẵn sàng bỏ qua quyền lợi hoặc mệnh lệnh của giáo hội, bất kỳ giáo hội nào. Họ sẵn sàng lờ đi giáo hội vì lợi ích của quốc gia. Vì vậy, thật là nghịch lý các cuộc chiến tranh tôn giáo lại khiến cho tầm quan trọng của tôn giáo bị giảm xuống. Nó giảm dần thành một bộ phận của cuộc sống; nó đã trở thành một vấn đề riêng tư, không phải ngay lập tức, nhưng dần dần, cho đến thế kỷ mười chín, một chính trị gia ở Victoria nhận xét rằng mọi việc sẽ trở nên khó khăn rắc rối nếu tôn giáo can thiệp vào cuộc sống cá nhân. Và đây là một quan điểm mà không 1 người thời trung cổ nào có thể biết đến hoặc hiểu được nó.

Tầm quan trọng của chính trị đối với lợi ích quốc gia.

Tuy nhiên cái gọi là chiến tranh tôn giáo vẫn chưa kết thúc. Cuộc chiến cuối cùng và cũng là lớn nhất, là Chiến tranh Ba mươi năm (1618 – 1648). Cuộc chiến đã lôi kéo hầu hết mọi quyền lực ở Châu Âu – Thụy Điển, Đan Mạch, Đức, Bohemians, Tây Ban Nha và Pháp. Chiến tranh bắt đầu khi vua Ferdinand of  Bohemia lên ngôi vào năm 1617, đã quyết định khôi phục các vùng đất đai của mình trở về đạo Công giáo cũng như hủy bỏ quyền tự do tôn giáo của những người theo đạo Tin Lành ở Bohemia. Chỉ trong vòng vài năm, cuộc xung đột leo thang và trở thành chiến tranh quốc tế. Thông thường, quân đội đã gây tổn hại cho dân chúng nhiều hơn gây tổn hại cho nhau. Nhưng mọi thứ trở nên tồi tệ đến nỗi ngay cả những người lính cũng phải chịu tổn thất, như những gì bạn có thể nhìn thấy trong những bản khắc này của họa sỹ người Pháp Jacques Colomb. William Harvey, bác sĩ người Anh, cũng là người khám phá ra sự lưu thông máu, đã đi qua Trung Âu trong chiến tranh đã viết lại “trên đường đi, chúng tôi hầu như không thấy một con chó, quạ, diều hâu, hay bất cứ 1 loài chim nào, hay bất cứ thứ gì để giải phẩu, chỉ có một số ít người khốn khổ, những tàn tích chiến tranh, và bệnh dịch hạch nơi mà nạn đói đã tiến hành giải phẫu trước khi tôi đến “. Như Milton, nhà thơ người Anh vĩ đại, nói “Cái gì có thể nuôi dưỡng chiến tranh nếu không phải là những cuộc chiến bất tận?”. Nguồn hy vọng duy nhất trong tình thế này là sự kiệt sức. Và đến 1648, tất cả các bên đều thấy mệt mỏi, nó trở thành thảm hoạ tồi tệ nhất ở Trung Âu kể từ Cái Chết Đen thế kỷ 14. Cuộc chiến cuối cùng đã chấm dứt với Hiệp ước Westphalia cho sự thất bại này. Hiệp ước tái khẳng định quyền của nhà cai trị trong việc quyết định tôn giáo cho vùng đất của mình. Hiệp ước khẳng định chủ quyền lãnh thổ của rất nhiều lãnh địa Đức, làm duy trì sự phân chia lãnh thổ ở Đức, đã làm yếu kém về chính trị của Đức. Nên đã khẳng định vị thế của Pháp như một cường quốc ở châu Âu, và nó cũng khẳng định sự suy tàn của Tây Ban Nha.

Tuy nhiên, Hiệp ước cũng cho thấy rõ là tầm quan trọng của tôn giáo bị suy giảm. Mặc dù Chiến tranh Ba mươi năm đó bắt đầu người Công giáo chống lại người Tin lành, nhưng nó đã kết thúc với hai đối thủ chính, cả hai đều là tín đồ Công giáo: Pháp và Tây Ban Nha. Người Công giáo đã chống lại người Công giáo, người Tin Lành đã chống lại người Tin Lành, phục vụ quyền lợi của dân tộc hay triều đại. Vì vậy cuộc chiến tranh cuối cùng của tôn giáo cuối cùng cũng trở thành cuộc chiến đầu tiên phớt lờ tôn giáo. Cuộc chiến, nỗi bất hạnh, đau khổ, đã làm giảm sự nhạy cảm tôn giáo; và bên cạnh đó, sau 1648 vị thế của Công giáo và Tin lành đã khá ổn định.

Tôn giáo và Văn hóa: Nếu nhìn vào bản đồ, ta có thể thấy một sự trùng hợp kỳ lạ. Nhìn chung, phần lãnh thổ của Đế quốc La Mã cũ vẫn là lãnh thổ của người Công giáo; vùng đất “man rợ” ngoài biên giới của Roman là lãnh thổ của người Tin lành – điều đó có thể cho thấy một số cấu trúc có thể ảnh hưởng đến văn hoá sâu sắc như thế nào qua nhiều thế kỷ. Dĩ nhiên, có những trường hợp ngoại lệ, tuy nhiên các cục diện đã rõ ràng. Và cũng rõ ràng là quần chúng cuối cùng cũng sẽ chấp nhận bất cứ điều gì được đưa ra hoặc áp đặt bởi các nhà cầm quyền của họ, kể cả tôn giáo. Cũng có 1 số cuộc nổi loạn nổ ra, nhưng nguyên nhân thường là về bánh mì hoặc sưu thuế chứ không liên quan đến vấn đề tôn giáo. Thực tế vật chất và cuộc sống bấp bênh đã đè nặng trên vai họ. Tầm nhìn của họ bị thu hẹp, khiến hình thành văn hóa phục tùng. Điều này được nhà cầm quyền ưa thích, bất kể màu sắc về tín ngưỡng hay chính trị. Người dân bị lợi dụng và thao túng bởi một tầng lớp chính trị thiểu số, và sẽ vẫn như vậy trong một thời gian rất dài.

Mầm mống Cộng Hòa: Trong giai đoạn sau này, chúng ta sẽ thấy sự tiến triển xa hơn của các chính quyền thành chính quyền quân chủ tuyệt đối vào thế kỷ XVII; mặc dù các vương triều đang được tin tưởng, thì tính mới mẻ hơn đã được hình thành, chủ nghĩa yêu nước cộng hòa của vương quốc Hà Lan, đã loại bỏ các luật lệ của Tây Ban Nha. Vì vậy, từ đây trở đi, chủ nghĩa yêu nước không cần phải được đồng nhất với việc phụ tùng vương triều cai trị. Chủ nghĩa yêu nước có thể là một cộng đồng tự do tự mô tả mình như là một “Res Publica”, 1 từ bắt nguồn từ tiếng Latin, có nghĩa  là “Khối Cộng Hòa” hoặc, như tiếng Anh gọi là “Commonwealth”.

Người Hà Lan xây dựng “Khối cộng hòa” hiện đại đầu tiên là thế kỷ 16 và người Anh đã thử làm theo họ vào thế kỷ 17; và mô hình mong manh này được thành lập dựa trên lý tưởng về quyền tự do và sự thịnh vượng của công dân hay sự sống tốt đẹp là đặc biệt quan trọng đối với truyền thống Văn minh phương Tây, bởi vì nó báo trước cho nền cộng hòa trong thế kỷ 18 và 19, bao gồm cả cộng hòa ngày nay của chúng ta. Và cũng đáng kể là sự phát triển của nó bên ngoài và xung quanh các thành phố. Các thành phố lân cận các thành phố trung tâm của nhà nước Trung cổ. Và các thành phố này là trung tâm kinh tế quan trọng. Chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn về hiện tượng này trong thời gian tới. Mặc dù chiến tranh và chính trị là quan trọng, có 1 tác động ít được mọi người để ý, có ảnh hưởng đến kết quả của cuộc chiến tranh cũng như ảnh hưởng mọi người dân; đó là những lực lượng kinh tế, có nền tảng của nó là ở khu vực thành thị, như chúng ta sẽ thấy trong chương trình kế tiếp, khi chúng ta tạm biệt thời đại của quân đội và các hoàng tử để đến với thời đại kim tiền./.

0