21/02/2018, 08:30

[Văn học 12] Cảm nhận đoạn thơ từ câu 31 – câu 42 của Việt Bắc – Tố Hữu

Văn học 12 _ Tố Hữu_ Đề bài: Cảm nhận đoạn thơ sau Ta đi ta nhớ những ngày Mình đi ta đó đắng cay ngọt bùi Thương nhau chia củ sắn lùi Bát cơn sẻ nữa, chăn sui đắp cùng Nhớ người mẹ nắng cháy lưng Địu ...

Văn học 12

_ Tố Hữu_

Đề bài: Cảm nhận đoạn thơ sau

Ta đi ta nhớ những ngày

Mình đi ta đó đắng cay ngọt bùi

Thương nhau chia củ sắn lùi

Bát cơn sẻ nữa, chăn sui đắp cùng

Nhớ người mẹ nắng cháy lưng

Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô

Nhớ sao lớp học i tờ

Đồng khuya thắp sáng những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm, nện cối đều đều suối xa

Cảm nhận đoạn thơ từ câu 31 - câu 42 của Việt Bắc - Tố HữuCảm nhận đoạn thơ từ câu 31 – câu 42 của Việt Bắc – Tố Hữu

Bài làm:

Mặc dù đi xa nhưng cán bộ kháng chiến không thể nào quên được thời gian đã từng gắn bó với đồng bào Việt Bắc. Có lẽ đẹp nhất, đánh nhớ nhất trong những năm tháng chiến khu chính là nghĩa tình thắm thiết:

Ta đi ta nhớ những ngày

Mình đi ta đó đắng cay ngọt bùi

Lời cán bộ kháng chiến giãi bày vời đồng bào chiến khu chan chứa yêu thương trong lỗi xưng hô « ta – mình » . Câu trên là lời xác nhận về sự chia li xa cách, là lời khẳng định về nỗi nhớ khôn nguôi.  Cầu dưới ùa về biết bao kỉ niệm, bao gắn bó giữa « ta – mình » trong suốt 15 năm ấy. Kỉ niệm chưa rõ hình hài, dáng nét nhưng nồng lên vị đắng cay lẫn ngọt bùi. Đắng cay là những thiếu thốn gian khổ, nhọn nhằn của đời sống vật chất. Còn ngọt bùi là nghĩa tình yêu thương giữa đồng bào chiến khu và cán bộ kháng chiến. Biết  bao xúc động bồi hồi cùng những ngọt ngào dưng dưng dồn chứa trong mấy chữ « đắng cay, ngọt bùi » và dấu chấm lửng cuối dòng thơ

Chỗ sâu sắc nhất trong tình nghĩa gắn bó giữa nhân dân chiến khu với cán bộ cách mạng chính là tình thương :

Thương nhau chia củ sắn lùi

Bát cơn sẻ nữa, chăn sui đắp cùng

Thương nhau, đồng bào chia nhau từng củ sắn, nồi khoai, từng miếng cơm ,manh áo đến tấm chăn làm vỏ cây. Vật chất thật ít ỏi, đơn sơ mà ngĩa tình thật sâu sắc, thiêng liêng. Tình đồng bào, đồng chí mà ấm áp thân thương như tình cảm gia đình ruột thịt. Giữa cán bộ và đồng bào dường như không còn khoảng cách nào nữa. Các chi tiết nghệ thuật ở đây vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có tính khái quát. Tất cả khẳng định sự đồng cam, cộng khổ giữa nhân dân Việt Bắc với những người chiến sĩ cách mạng.

Khắc sâu nghĩa tình kháng chiến, nghĩa tình cách mạng,  cán bộ về xuôi nhớ mãi hình ảnh người mẹ Việt Bắc :

Nhớ người mẹ nắng cháy lưng

Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô

Hai dòng thơ như thước phim quay chậm cận cảnh người mẹ Việt Bắc lên rẫy. Trời nắng chang chang, đường lên rẫy xa xôi, con còn quá thơ bé, non nớt, người mẹ vẫn cần mẫn lên nương, lên rẫy miệt mài bẻ từng bắp ngô. Trước ngực đứa con thơ, sau lưng gùi ngô nặng, tấm lưng cháy nắng khó nhọc, gian nan không kể siết nhưng tất cả vì gia đình, vì cách mạng, vì kháng chiến, người mẹ Việt Bắc vẫn băng qua mọi gian khó. Hình ảnh nắng cháy lưng thực sự là nhãn tự của câu thơ. Hình ảnh thơ khắc sâu vào tâm trí người đọc sự lam lũ, vất vả, cơ cực cùng sự tần tảo, đức hi sinh cao quý của người mẹ Việt Bắc. Thật xúc động khi Tố Hữu cất lên tiếng gọi mẹ tha thiết, phải chăng với Tố Hữu, Việt Bắc trở thành gia đình mà nơi ấy có người mẹ ta chịu ơn suốt đời.

Vẫn mang dòng chảy của những hoài niệm, nhưng những kỉ niệm về lớp học xóa mù chữ, những buổi liên hoan tại chiến khu mang lại màu sắc tươi, náo nức :

Nhớ sao lớp học i tờ

Đồng khuya thắp sáng những giờ liên hoan

Cán bộ cách mạng đến vùng cao đâu chỉ gây dựng kháng chiến mà còn gieo chữ xuống bả, đem ánh sáng văn hóa xuống làng. Các lớp bình dân học vụ, xóa mù chữ được mở ra khắp các bản làng. Cuộc sống nơi chiến khu không chỉ có niềm hạnh phúc chinh phục chân trời chi thức mà còn đầy ắp niềm vui trong sinh hoạt tập thể. Ý thơ Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan gợi ta nhớ  đến Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa trong “Tây Tiến’ của Quang Dũng.

Cuộc sống nơ chiến khu giẫu gian khổ nhưng luôn ấm áp, nghĩa tình, trái tim mỗi người luôn rực sáng niềm lạc quan tin tưởng:

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo

Tinh thần trường kì kháng chiến nhất định thắng lợi, phong trào “Tiếng hát ái tiếng bom” thực sự thấm sâu vào nhận thức của mỗi người. Và điều đó đã được Tố Hữu thể hiệ trong câu thơ.

Khép lại những thước phim về cuộc sống chiến khu giản dị, nghĩa tình là những âm thanh quen thuộc thân thương:

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm, nện cối đều đều suối xa

Đọc hai thơ thấy văng vẳng những khúc nhạc đồng quê, mỗi một âm thanh lại gợi mở bức họa bình dị mà thơ mộng. Tiếng mõ rừng chiều giục đàn trâu hung hăng trở về trong niềm vui háo hức của đám trẻ mục đồng sau một ngày lao động hăng say. Âm thanh gợi một không gian êm ả, thanh bình.  Tiếng giã gạo đêm khuya bình dị mà ghi dấu bao nghĩ tình sâu nặng. Tiếng suối róc rách nơ rừng xa lại gợi cái trong ngần, thơ mộng của cảnh vật. Lời thơ rứt mà những âm thanh ấy cứ ngân vang mãi trong lòng người chia xa Việt Bắc.

Đoạn thơ hội tụ vẻ đẹp bình dị, mộc mạc nhất trong bài thơ Việt Bắc. Dấu chấm lửng cuối đoạn thơ tạo nên những khoảng lặng thú vị. Việc sử dụng thể thơ lục bát nhịp nhàng ngọt ngào mang phong vị dân gian đã làm nên sức hấp dẫn lạ thường cho đoạn thơ.

Nguồn: 

0